Sức khỏe và Phát triển
   Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng
 

 

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện để điều trị cho bé thì có thể để lại những biến chứng nặng nề.

 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Thị Thanh - Bệnh viện Nhi đồng II (Thành phố Hồ Chí Minh).

Vì viêm não Nhật Bản là một bệnh tương đối nguy hiểm nên cha mẹ thường rất hay lo lắng mỗi khi bước vào mùa dịch. Trang bị kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe cho con mình được tốt hơn.

Tại sao gọi là viêm não Nhật Bản?
- Bệnh được gọi là viêm não Nhật Bản vì được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản với các biểu hiện như viêm não, viêm màng não tủy và có tỷ lệ tử vong cao.

- Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh là một loài virus và đặt tên là virus viêm não Nhật Bản.

- Virus được lây truyền qua loài muỗi Culex tritaeniorhynchus. Vật chủ và tổ chức chính của virus viêm não Nhật Bản là loài lợn và chim.

Dấu hiệu bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
- Nhức đầu

- Sốt cao 39-40 độ C

- Rối loạn tri giác: trẻ có thể ngủ li bì, đờ đẫn, hôn mê.

- Co giật toàn thân

- Nôn mửa

- Cổ gượng

- Liệt chi

- Có thể bị suy hô hấp: khó thở, mặt tím tái...

 

 

Viêm não Nhật Bản được lây truyền qua loài muỗi Culex tritaeniorhynchus.

Nguyên nhân viêm não Nhật Bản

Do một loài virus thuộc nhóm flavivirus gây ra, có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật.

Virus gây bệnh được truyền từ động vật sang người thông qua vết muỗi đốt. Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là lợn và chim hoang dã.

Thời gian ủ bệnh viêm não Nhật Bản


Thời gian ủ bệnh khoảng từ 5 - 15 ngày, trung bình là 1 tuần. Không có biểu hiện triệu chứng.

Thời kỳ khởi phát: Bệnh khởi phát rất đột ngột bằng sốt cao 39-40°C hoặc hơn, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt

Xét nghiệm viêm não Nhật Bản

Việc thực hiện các xét nghiệm là một trong những tiêu chí quan trọng để chẩn đoán viêm não Nhật Bản. Một vài các xét nghiệm cần thực hiện như sau:


- Xét nghiệm dịch não tủy trong 2-3 ngày đầu của bệnh.

- Phản ứng huyết thanh

- Phản ứng kết hợp bổ thể

- Phản ứng ngưng kết hồng cầu

- Phản ứng trung hòa

- Xét nghiệm ELISA

- Chẩn đoán hình ảnh: các khe cuống não rộng hơn, hệ thống não thất hơi xẹp xuống.

Biến chứng viêm não Nhật Bản
Mặc dù được điều trị nhưng bệnh viêm não Nhật Bản có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

- Viêm phế quản, viêm phổi, viêm phế quản phổi.

- Viêm đường tiết niệu

- Loét các điểm tỳ đè

- Viêm tắc tĩnh mạch

- Một vài di chứng thần kinh và tâm thần khác như: bại hoặc liệt tay chân, rối loạn phát âm, giật động kinh, parkinson, rối loạn tâm thần, giảm khả năng nghe....

Phòng tránh viêm não Nhật Bản
Vì đây là căn bệnh tương đối nguy hiểm nên cha mẹ cần chủ động có các biện pháp phòng ngừa cho trẻ:

1. Tiêm phòng cho trẻ
Hiện nay, vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam là Jevax. Đây là vắc xin được chỉ định để phòng viêm não Nhật Bản cho mọi đối tượng và cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Lịch tiêm như sau:

- Mũi 1: Là liều đầu tiên khi tiêm.

- Mũi 2: Sau mũi 1 khoảng 2 tuần.

- Mũi 3: Sau mũi 1 là 1 năm.

- Tiêm nhắc lại sau 3 năm để duy trì miễn dịch.

 

 

Tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản.

2. Ngăn chặn các loại côn trùng
Vì muỗi có thể làm lây truyền bệnh nên phụ huynh phải áp dụng các biện pháp ví dụ như:

- Mặc quần áo dài tay cho trẻ.

- Đảm bảo các cửa chính và cửa sổ được đóng kín để muỗi không chui được vào nhà.

- Đậy kín tất cả các thực phẩm, đồ uống, xử lý rác.

- Khi bé ngủ phải mắc màn.

- Khi sử dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ em thì phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất.

 

Nguồn Eva

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sốt xuất huyết vào mùa (30/6)
 Vì sao con bệnh di truyền dù bố mẹ khỏe mạnh? (30/6)
 Chuyên gia cảnh báo nguy cơ giảm thì lực vì chủ quan với lác mắt, sụp mi (19/6)
 Con chậm biết đi, có thể mắc bệnh di truyền không thể chữa (19/6)
 3 triệu trẻ Việt Nam cần điều trị nhược thị sớm (12/6)
 Đến tháng tuổi này mà trẻ vẫn nằm ngủ nghiêng cổ sang 1 bên thì cha mẹ chú ý đưa con đi khám ngay (5/6)
 Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng (27/5)
 Bác sĩ nhi giải đáp 5 thắc mắc phổ biến nhất của bố mẹ có con nhỏ về việc tiêm chủng trong thời điểm hiện nay (19/5)
 Quản lý cơn suyễn trẻ em tại nhà (12/5)
 Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng (12/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i