Khi trẻ nhỏ gặp vấn đề về ăn uống sẽ dễ dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ. Do đó việc can thiệp sớm là hết sức cần thiết để tránh các vấn đề về sức khỏe cả đời.
Kén ăn lúc nhỏ, hậu quả lâu dài khi trưởng thành
Nhiều cha mẹ thường “đau đầu” về việc làm thế nào để trẻ chịu ăn rau. Trên thực tế, không chỉ rau mà hầu hết các bé thường chỉ thích ăn một số đồ ăn nhất định như kẹo, bánh, trứng… Dễ nhận thấy rằng việc lựa chọn đồ ăn như vậy sẽ khiến trẻ không có điều kiện hấp thu một số chất dinh dưỡng quan trọng, như vitamin và chất xơ trong rau, ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ không chỉ về chiều cao hay cân nặng mà còn cả sự hình thành chức năng của não bộ cùng các cơ quan trọng yếu. Bất kì một vấn đề dinh dưỡng nào cũng để lại hậu quả lâu dài đến tiềm năng phát triển tối ưu của trẻ.
Nhiều nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nhi khoa được tài trợ bởi Bộ Y tế và Chăm sóc Con người, trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cùng cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ chỉ ra rằng thói quen ăn uống của trẻ được hình thành từ rất sớm. Trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh càng sớm thì càng có lợi cho sức khỏe lâu dài.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, trẻ không thể tự học các thói quen ăn uống lành mạnh. Bà Tama Bloch, Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của Abbott nhấn mạnh: “Cha mẹ là những hình mẫu vô cùng quan trọng để giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên do những áp lực về thời gian và sự kiên nhẫn có hạn, cha mẹ thường nhanh chóng nhượng bộ hoặc không chuẩn bị trước những lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho con. Chính vì thế, các phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn khi con còn nhỏ, bởi càng lớn, chúng càng trở nên khó bảo hơn”.
Vậy cha mẹ phải làm như thế nào với những em bé kén ăn?
Các vấn đề khi ăn uống là một thách thức cần rất nhiều sự cố gắng của cả cha mẹ và bé để cùng giải quyết. Tuy nhiên, nếu có sự hỗ trợ của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý, kết hợp cùng cố gắng của cha mẹ, việc ăn uống sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Vai trò của chuyên gia dinh dưỡng là xác định lý do vì sao trẻ không hấp thụ được một số dưỡng chất, và giúp phát triển một kế hoạch ăn uống lành mạnh để lấp đầy các khoản trống về dinh dưỡng ấy. Những kế hoạch này được thiết kế phù hợp với nhu cầu của trẻ nhưng không làm trẻ bị “ngộp thở” với việc ăn, cũng không ảnh hưởng đến thói quen cho ăn từ cha mẹ.
Các bác sĩ tâm lý sẽ hỗ trợ cha mẹ trong việc chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của việc khó ăn ở trẻ trẻ ăn tác động tới cả gia đình, đồng thời phân tích tâm lý để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ khi ăn. Với sự hỗ trợ này, bữa ăn sẽ bớt căng thẳng và trở nên tích cực hơn thông qua hướng dẫn, giáo dục và nhiều phương pháp khác.
Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên, cha mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng nhất khi “chiến đấu” với các vấn đề khi ăn uống ở trẻ. Phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc thay đổi cấu trúc bữa ăn. Bên cạnh việc ngồi ăn cùng gia đình 3 bữa, có thể cho bé ăn thêm 2 bữa phụ và tránh ăn vặt giữa các bữa. Đặc biệt chú ý giới hạn thời gian tối đa mỗi lần ăn (30 – 45 phút) với lượng phù hợp với lứa tuổi, không để các yếu tố khác gây mất tập trung như TV, điện thoại… bằng cách cho trẻ ngồi ăn ở ghế riêng hoặc ngồi tại bàn, có hình phạt khi gây rối trong khi ăn. Hãy khuyến khích bé tự ăn, đừng ngại việc bày bừa của bé. Liên tục cho bé ăn các loại thức ăn mới để tìm ra thực phẩm phù hợp với con.
Là người trực tiếp cho con ăn, cha mẹ cần nhớ điều thiết yếu nhất chính là lắng nghe và chú ý tới mong muốn của con, cùng con tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho cả gia đình để giúp bé có được nguồn dinh dưỡng đủ và cân bằng, đóng góp vào sự phát triển nhanh và ổn định về chiều cao cũng như cân nặng, đồng thời tăng cường sức đề kháng của trẻ.
Dinh dưỡng được các nhà khoa học chứng minh là “chìa khóa vàng” cho quá trình tăng trưởng
Chìa khóa cho việc giúp cải thiện sức khỏe của trẻ đã được xác định phụ thuộc vào dinh dưỡng, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cho trẻ em trong vòng 5 năm đầu đời. Giáo sư Robert Murray, Khoa Tiêu hóa và Dinh dưỡng Nhi Khoa, Trường Đại học Ohio, Hoa Kỳ cho biết: “Gen di truyền quyết định quá trình tạo xương, nhưng các yếu tố môi trường, đặc biệt là dinh dưỡng mới đóng vai trò quan trọng giúp trẻ nhỏ đạt hết tiềm năng chiều cao, bất kể những khác biệt về văn hóa hay địa lý”.
Để hiểu đúng về quá trình phát triển xương và tầm quan trọng của dinh dưỡng với sự phát triển của trẻ trong 5 năm đầu đời.
Tăng trưởng chiều cao, về bản chất là sự kéo dài của xương. Quá trình này được xảy ra tại một cấu trúc nằm ở hai đầu xương dài, được gọi là sụn tăng trưởng. Điều này lý giải vì sao trong 5 năm đầu đời, trẻ rất cần những dưỡng chất giúp hỗ trợ cho sự phát triển của sụn tăng trưởng như Arginin và Vitamin K2.
Tiến sĩ Yen Ling Low, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dinh dưỡng Abbott – châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Arginin là một axit amin quan trọng với sự phát triển chiều cao của trẻ. Axit amin này thúc đẩy sự phân chia tế bào của đĩa tăng trưởng ở đầu xương, giúp xương phát triển dài hơn. Vitamin K2 tự nhiên là một dưỡng chất quan trọng giúp vận chuyển canxi vào mô xương và giúp xương chắc khỏe”.
Với hơn 30 năm dẫn đầu trong khoa học, PediaSure lần đầu tiên đã cho ra mắt công thức cải tiến mới bổ sung Arginin và Vitamin K2 tự nhiên, giúp thúc đẩy sự phát triển xương, cải thiện tình trạng thấp còi và giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.Với 37 dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ, PediaSure hiện là thương hiệu được khuyến nghị hàng đầu bởi chuyên gia dinh dưỡng nhi tại Mỹ. Với bước đột phá bổ sung Arginin và Vitamin K2 tự nhiên, công thức dinh dưỡng mới này của PediaSure không chỉ có ý nghĩa với cá nhân những trẻ thiếu hụt dinh dưỡng Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn lao mang tính tầm vóc của thế hệ tương lai.
Nguồn https://suckhoedoisong.vn/