Với trẻ 1-3 tuổi, bạn đã có thể hỗ trợ giúp bé phát triển tư duy. Với những cách giúp đỡ sau đây từ cha mẹ, các bé sẽ tăng cường rất nhanh khả năng học hỏi trong thời kỳ này:
1. Hướng các hoạt động theo tính cách của trẻ
Nếu con bạn là một em bé năng động, hoạt bát, bé sẽ học các khái niệm và kỹ năng khi bé chơi ở sân chơi. Nếu trẻ thích khám phá bằng tay, bé sẽ thích học những kỹ năng và khái niệm trên qua các khối gỗ và trò xếp hình.
Cho bé chơi những gì bé thích để bé phát triễn kỹ năng của mình
2. Hãy cho trẻ nhiều công cụ để khám phá
Đồ chơi khám phá ở giai đoạn này là các vật bé có thể lắc, đập, mở, đóng... Cho trẻ khám phá nước trong khi tắm, trò xúc cát vào lọ và đổ cát ra, nghịch đồ chơi, khối xếp hình. Hãy ra ngoài tìm thêm nhiều món đồ mới để trẻ khám phá - quả thông khô, viên đá cuội, những chiếc lá... Khi dắt trẻ đi siêu thị, hãy nói về các vật rắn - mềm, to- nhỏ....
Hãy cho bé nhiều đồ chơi để bé khám phá
3. Đáp ứng nhưng đừng làm thay trẻ
Bạn cần nhớ một nguyên tắc: hãy đáp ứng các nhu cầu của trẻ khi giải quyết vấn đề khó khăn nhưng không nên làm thay trẻ. Nếu em bé nhà bạn đang cố xây một tòa lâu đài cát, nhưng cát lại không dính, hãy chỉ cho trẻ cách đổ chút nước vào cát để tạo độ dính, nhưng tuyệt đối đừng xây giúp trẻ. Trẻ càng làm nhiều thì càng học được nhiều. Vì qua thao tác trẻ học được các kỹ năng tư duy và sự tự tin.
4. Khuyến khích trẻ tự chăm sóc cá nhân
Các bài học chăm sóc cá nhân đầu đời của bé có thể kể đến như chải tóc, đánh răng hoặc rửa mặt. Cách này giúp trẻ học làm quen với các món đồ dùng hằng ngày, ví dụ cách cầm chiếc lược để chải tóc hay chải răng ra sao...
Khuyến khích trẻ tự đánh răng, rữa mặt
5. Cho trẻ quyền tự quyết định
Hãy để trẻ làm lặp đi lặp lại các công việc nào đó tùy ý (cho dù bạn thấy việc đó khá là buồn chán!) Trẻ sẽ cho bạn biết khi bé thấy mệt và cần một thử thách mới. Nếu hoạt động mà trẻ muốn cứ lặp đi lặp lại mà bạn không chịu nổi (ví dụ nhảy lên nhảy xuống trên chiếc sofa), hãy đưa cho trẻ một hoạt động khác tương tự, chẳng hạn nhảy quả một chiếc gối mềm chẳng hạn.
6. Tạo ra những thay đổi
Nếu con bạn thích ấn những cái nút hết lần này đến lần khác, hãy tìm những vật khác mà trẻ có thể ấn để xem chuyện gì xảy ra, chẳng hạn như lóe lên tia sáng. Điều này sẽ mở rộng kỹ năng tư duy khi mà cùng một hoạt động lại có thể có những kết quả khác nhau.
Nguồn https://www.phunu8.vn