Giáo dục trẻ
   Tám cách giúp trẻ xây dựng kỹ năng tự giác
 

 

Xây dựng lịch trình làm việc hoặc dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề là những cách giúp trẻ nhỏ thiết lập tính tự giác.

 

Kỹ năng tự giác giúp trẻ kiềm chế sự hài lòng, chống lại cám dỗ và chịu đựng khó khăn để đạt mục tiêu lâu dài. Trẻ được rèn luyện từ nhỏ sẽ trở thành người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Dưới đây là tám cách Verywell Family gợi ý phụ huynh áp dụng để xây dựng tính tự giác cho con.

 

1. Xây dựng lịch trình

 

Cha mẹ hãy tạo lịch trình hoạt động mỗi ngày cho trẻ để rèn luyện thành thói quen. Khi biết mình phải làm gì, trẻ sẽ tập trung thực hiện, tránh việc bị xao nhãng bởi các việc khác.

 

Một lịch trình cụ thể vào buổi sáng sẽ giúp trẻ biết khi nào cần đánh răng, ăn sáng hay thay quần áo. Tương tự, lịch trình sau khi đi học về sẽ dạy trẻ cách phân bổ thời gian giữa việc nhà, làm bài tập và vui chơi.

 

Điều quan trọng, phụ huynh nên xây dựng lịch trình đơn giản và cần kiên nhẫn để trẻ có thời gian thực hành, dần dần chúng sẽ không cần đến bố mẹ trợ giúp.

 

2. Giải thích lý do khi yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ


Khi trẻ chưa học được kỹ năng tự giác, phụ huynh có thể giao nhiệm vụ, hoạt động để trẻ thực hiện. Nhưng thay vì yêu cầu hãy làm theo ý của mình, bạn nên giúp trẻ hiểu lý do tại sao phải làm việc đó.

 

Thay vì nói "Con hãy làm bài tập về nhà trước khi chơi", bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu làm bài tập trước thì thời gian vui chơi sẽ thoải mái hơn, không phải canh cánh lo lắng về bài tập. Điều này giúp trẻ hiểu mỗi nhiệm vụ phải làm đều có mục đích.

 

Khi áp dụng phương pháp này, cha mẹ cần lưu ý không đưa ra lời giải thích, bài giảng dài dòng.

 

3. Đưa ra hậu quả

 

Đôi khi, hậu quả có thể dạy trẻ những bài học lớn trong cuộc sống. Khi trẻ không chịu thực hiện công việc bạn yêu cầu, hãy nêu ra hậu quả cụ thể, ngay trước mắt để con lựa chọn giữa việc thực hiện hay không.

 

Ngay cả khi trẻ vẫn lựa chọn không làm theo, phụ huynh không nên la hét, ép buộc con mà để trẻ tự nếm trải thất bại để rút ra bài học cho lần sau.

 

 

Ảnh: Femalefirst

 

4. Định hình hành vi tại từng thời điểm cụ thể


Hình thành tính tự giác cho trẻ là quá trình phải mất nhiều năm, phụ huynh nên sử dụng các chiến thuật trong từng giai đoạn phát triển cụ thể để định hình từng bước một.

 

Thay vì mong đợi một đứa trẻ 6 tuổi đột nhiên có thể thực hiện toàn bộ thói quen buổi sáng mà không cần bất kỳ lời nhắc nhở nào, bạn hãy sử dụng biểu đồ hình ảnh treo tường để mô tả ai đó chải tóc, đánh răng và mặc quần áo. Bạn có thể chụp ảnh con thực hiện các hoạt động này và tạo biểu đồ cho riêng trẻ.

 

Khi trẻ không thực hiện, hãy nhắc con nhìn vào biểu đồ cho đến khi có thể tự mình thực hiện từng nhiệm vụ. Dần dần trẻ sẽ cần ít lời nhắc hơn.

 

5. Khen ngợi

 

Khi con tự giác thực hiện nhiệm vụ, hãy dành lời khen ngợi tích cực cho bé và nhấn mạnh bạn muốn thấy những hành động này thường xuyên hơn. Khi hành vi tốt được khen ngợi, trẻ sẽ thường xuyên lặp lại.

 

6. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề

 

Kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc làm việc cùng nhau có liên quan đến việc xây dựng tính tự giác. Trước khi con bạn thực hiện một công việc, hãy cùng trẻ thảo luận về công tác chuẩn bị.

 

Các vấn đề phức tạp hơn có thể cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn hoặc thử nghiệm thất bại để tìm được cách giải quyết hợp lý. Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ khiến trẻ luôn động não nghĩ cách cách thức tổ chức hoạt động, từ đó nâng cao khả năng tự giác.

 

7. Làm gương cho trẻ


Trẻ em thường có xu hướng bắt chước hành động của người lớn. Nếu con thấy bạn chần chừ làm việc, chúng có thể học tính trì hoãn. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý thực hiện tính kỷ luật để trẻ học theo. Khi bạn không thể làm được, hãy nhận lỗi về mình và cùng thảo luận với trẻ về hành động nên làm.

 

8. Thưởng cho hành vi tốt

 

Khi con không chịu ngủ sớm, hãy chơi trò thu thập tem ngủ sớm để nhận quà. Từ đó, xây dựng hành vi tốt cho trẻ thông qua việc chơi trò chơi và khen thưởng. Việc khen thưởng có thể thúc đẩy trẻ thực hiện những hành vi tốt.

 

Nếu trẻ học được tính tự giác, hãy dừng việc khen thưởng. Phụ huynh cũng không nhất thiết phải thưởng tiền mà có thể lựa chọn những món quà nhỏ hoặc cho phép trẻ chơi trò chơi nhiều hơn.

 

Nguồn vnexpress.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy con kỹ năng giải quyết vấn đề theo phương pháp Montessori (14/6)
 Dạy con kì lạ như tỷ phú kim cương giàu có bậc nhất Ấn Độ: Đẩy con trai ra đường kiếm tiền như người nghèo, không được dùng điện thoại trong 1 tháng để hiểu được cuộc sống (12/6)
 Đừng bắt con chúng ta phải giỏi bởi điều đó không tốt như nhiều cha mẹ vẫn tưởng! (7/6)
 Bảy câu nói giúp trẻ nhút nhát trở nên tự tin (7/6)
 Vì sao trẻ lên 2 lại vô cùng khó bảo? Nghe chuyên gia chỉ cách để đối mặt với giai đoạn này của con (4/6)
 Cậu bé lớp 4 viết thư phản đối áp lực điểm 10 khiến cha mẹ lặng người (28/5)
 Những người thành công đã được nuôi dạy như thế nào? (27/5)
 Cách dạy con của ông chủ quán cơm tấm khiến thầy giáo dạy sử "muốn bật ngửa" (27/5)
 Chuyên gia tâm lý giải đáp vì sao nhiều bé chỉ hư với mẹ mà không phải ai khác (24/5)
 Không cần hò hét con dọn dẹp đồ sau khi chơi, làm theo cách của giáo viên Montessori dưới đây sẽ thấy hiệu quả tức thì (24/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i