Trẻ sơ sinh
   Bác sĩ khoa Nhi bày cách sơ cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh mẹ nào cũng cần biết
 

Sặc sữa là hiện tượng sữa trào ngược lên mũi vào đường thở khiến trẻ khó thở, ho sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở. Để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe con nhỏ, bác sĩ khoa nhi sẽ chỉ cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa ngay sau đây.


Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thu Hà - Trưởng khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Thực tế cho thấy, trẻ sơ sinh bị sặc sữa không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ lúng túng không biết cách xử trí, thậm chí không nắm được căn nguyên khiến con gặp tai nạn này.

Trong y văn, khi thấy trẻ nhỏ có hiện tượng sữa trào ngược lên mũi vào đường thở làm cho trẻ khó thở, ho sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở được gọi là sặc sữa.

Để trẻ bị sặc sữa, thường do mẹ để trẻ bú không đúng tư thế. Nếu cho trẻ bú trong tư thế nằm khiến thực phẩm dễ dàng lọt vào đường thở dẫn tới ngừng thở gây tím tái người, nếu không được sơ cứu sẽ khiến trẻ có thể bị mất mạng.

Đặc biệt, nếu mẹ cho trẻ bú khi chúng đang ho hoặc đang khóc cũng đều có thể dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị sặc sữa.

Ngoài ra, cấu tạo của núm vú cao su cũng là căn nguyên dẫn đến trẻ bị sặc sữa do lỗ thông sữa quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh khiến chúng không nuốt kịp.

Bên cạnh đó, việc không ít trẻ sơ sinh có thói quen vừa bú vừa ngủ, những trẻ bú bình thường ngậm núm vú, trong cơn ngủ khi thở mạnh có thể hít sữa đưa lên mũi chảy ngược vào phế quản cũng dẫn đến hiện tượng sặc sữa.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, không ít bé hiếu động đã biết hóng xung quanh, trong trường hợp khi trẻ đang bú mà người lớn nói chuyện hoặc nô đùa làm cho trẻ cười và sặc sữa.

Khi cho bé bú bình hãy nhớ nghiêng bình sữa 45 độ để sữa chảy xuống đầy lỗ trong núm vú. Ảnh minh họa

Bác sĩ Nhi khoa hướng dẫn cách xử trí trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Với mục đích giúp các mẹ hiểu rõ hơn tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh cũng như cách xử lý khi trẻ không may sặc sữa, bác sĩ sẽ đưa ra một số hướng dẫn can thiệp cơ bản như:

- Các mẹ phải nhanh chóng tiến hành sơ cứu cho trẻ khi thấy chúng có dấu hiệu sặc sữa. Lúc này mẹ cần lấy sữa trong miệng trẻ ra bằng cách dùng miệng mẹ hút miệng bé và mũi của trẻ để sữa được ra ngoài. Thao tác hút càng nhanh càng tốt vì nếu chậm sẽ khiến cho sữa đi sâu vào trong phế quản, trẻ tắc sữa lâu khó cứu.

- Nếu trẻ sơ sinh bị sặc sữa lâu, đường thở của bé bị ảnh hưởng, vì vậy khi hút hết sữa ra ngoài từ miệng bé, mẹ cần kích thích mạnh để trẻ có thể khóc và thở được. Để được sơ cứu y khoa chuẩn xác nhất, ngay sau tự sơ cứu ở nhà, mẹ cần phải đưa trẻ tới đơn vị y tế gần nhất để được can thiệp.

- Với những trường hợp trẻ bị sặc sữa khiến cơ thể có biểu hiện khó thở, tím tái, phụ huynh cần đặt trẻ nằm sấp xuống, dùng tay vỗ nhẹ 5 cái vào lưng ở vị trí giữa hai xương bả vai rồi lật trẻ quay lại, nếu trẻ khóc được, cơ thể hết tím tái thì nhanh chóng chuyển đến bệnh viện để tiếp tục theo dõi.

- Sau xử trí vẫn thấy trẻ tím tái người, mẹ dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn dưới xương ức và vị trí đường nối hai bên ngực, thực hiện liên tục 6 cái.

Khi trẻ có những dấu hiệu sặc sữa, các mẹ hãy thực hiện sơ cấp cứu cơ bản cho trẻ ngay lập tức. Ảnh minh họa

Phòng tránh không để trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa một phần do sức khỏe nội tại đi kèm với yếu tố khách quan bên ngoài. Chính bởi vậy, mẹ cho con bú sữa hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh và quan sát để trẻ không bị sặc sữa.

Để có cách chăm sóc và phòng tránh trẻ sơ sinh bị sặc sữa, mẹ cần tránh không nên để bé vừa ngậm núm vú hoặc ngậm đầu vú của mẹ khi trẻ đang ngủ. Đặc biệt khi trẻ nhỏ đang bú mẹ, người lần không nên trò chuyện để bé phải hóng xung quanh khiến bé dễ cười dẫn tới sặc sữa.

Để bé không bị sữa trào ngược vào trong hoặc ra ngoài, mẹ cần chú ý đến tư thế cho con bú, mẹ bế bé cao đầu với tư thế thoải mái, hạn chế cho trẻ nằm bú.

Khi thấy trẻ đang bú mà ho hoặc khóc, lúc này mẹ không nên tiếp tục cho con bú

Một lưu ý đặc biệt đối với những trẻ sơ sinh bú bình, mẹ cần chọn bình sữa với lỗ ở núm vú bình thường, không quá to. Khi cho bé bú bình cần để nghiêng bình sữa 45 độ nhằm mục đích cho sữa chảy xuống đầy lỗ trong núm vú.

Theo Khám Phá

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tránh sai lầm khi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng (13/2)
 Trẻ không ngủ và ngủ trưa đều đặn, sự khác biệt quá lớn, 10 năm sau sẽ rõ (27/1)
 Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho đờm, mẹ phải làm sao? (22/1)
 Trẻ chào đời có 4 bộ phận này xấu xí nhưng lớn lên sẽ đẹp xuất sắc (17/1)
 Vậy trẻ sơ sinh ngủ ít có làm sao không? (14/1)
 Cha mẹ tuyệt đối đừng làm những điều sau với trẻ sơ sinh nếu không muốn sau này trẻ trở nên bất trị, khó bảo (9/1)
 Mẹ hoảng loạn khi con trai 4 tháng tuổi tử vong trong lúc ngủ bởi hội chứng trẻ sơ sinh nào cũng có thể mắc (4/1)
 Hóa giải lý do trẻ thích ngủ với tư thế giơ hai tay "đầu hàng" (3/1)
 Bé hay gồng cứng người, mẹ phải làm sao? (28/12)
 7 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bố mẹ đừng chần chừ mà hãy đưa bé đi khám ngay (26/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i