Việc bé hay gồng cứng người khiến không ít các mẹ bỉm sữa phải hốt hoảng, lo sợ vì tình trạng cứ kéo dài. Nhưng liệu việc trẻ hay co cứng chân tay có thật sự đáng nghiêm trọng?
Hầu hết các mẹ đều rất muốn tìm hiểu xem vì sao trẻ khóc gồng cứng người, có khi lại khóc không ngừng và các mẹ cũng lo lắng không biết tình trạng này có ảnh hưởng đến sức khỏe hay sự phát triển của trẻ hay không.
Theo các bác sĩ Nhi Khoa, đây là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sau khi sinh, và hầu như đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua với các lí do khác nhau và mức độ không giống nhau. Vì vậy, các mẹ đừng quá lo lắng về tình trạng này mà hãy tìm hiểu lí do vì sao.
Đâu là nguyên nhân bé hay gồng cứng người?
Bé có thể bị tình trạng này bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
Tác động bên ngoài
Đầu tiên, có thể kể đến các tác nhân bên ngoài khiến trẻ khóc gồng cứng người. Có thể là tiếng ồn xung quanh, ánh sáng, chỗ nằm không được thoải mái, hay có thể trẻ bị đói, buồn tiểu, muốn đi nặng, hoặc quần áo, tã lót khiến trẻ khó chịu.
Chính những tác động bên ngoài này có thể khiến bé hay gồng cứng người rồi khóc thét lên. Vì vậy, mẹ nên kiểm tra kĩ lưỡng trước khi tìm hiểu những nguyên nhân khác.
Bé hay gồng cứng người là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh
Sinh lý của trẻ
Việc trẻ gồng cứng người là một điều hết sức bình thường vì đây là biểu hiện sinh lý tự nhiên do hoạt động của thần kinh cơ ở trẻ. Thông thường, bé hay gồng cứng người trong vòng 3-5 phút rồi tự khỏi.
Nếu trong quá trình gồng cứng người, bé cứ khóc mãi, nôn mữa, và thậm chí trong thời gian dài bé chậm phát triển, kén ăn thì lời khuyên cho các mẹ là hãy mang trẻ đi khám sớm nhất có thể để có thể phát hiện được nguyên nhân kịp thời.
Trẻ thiếu Canxi
Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé hay gồng cứng người mà mẹ cũng nên quan tâm, để ý. Như các mẹ đã biết, Canxi là một trong những chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Thiếu Canxi có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé hay gồng cứng người
Vậy tại sao thiếu Canxi lại khiến trẻ hay co cứng chân tay? Canxi có chức năng đặc biệt to lớn đối với cơ thể người, nhất là với trẻ sơ sinh, đó là đóng vai trò trong việc truyền dẫn thần kinh.
Khi trẻ thiếu Canxi thì công suất làm việc của hệ thần kinh sẽ yếu đi, dẫn đến việc năng suất hoạt động thần kinh sẽ giảm hoặc bị rối loạn. Do đó hiện tượng trẻ gồng cứng người cũng là do hệ thần kinh của trẻ bị rối loạn do thiếu Canxi mà ra.
Một số bệnh lý khác
Ngoài ra, các mẹ cũng nên quan tâm đến một số bệnh lý khác khiến trẻ khó chịu, khóc gồng cứng người. Chẳng hạn như các bệnh lý về da, gây cảm giác ngứa, tổn thương hoặc là do côn trùng cắn.
Các mẹ biết đấy, da của trẻ rất nhạy cảm; chính vì vậy, khi có cảm giác ngứa, hay bỏng rát trẻ sẽ rất khó chịu, các mẹ thường xuyên đế ý nhé.
Bé hay gồng cứng người, đâu là giải pháp?
Một điểm lưu ý mà các mẹ có thể nắm được tình trạng và giải pháp đó chính là theo dõi quá trình gồng cứng của con. Thời gian trẻ hay co cứng chân tay kéo dài trong bao lâu.
Trong khoảng thời gian đó bé có những dấu hiệu nào và có dấu hiệu nào đặc biệt không, và bé kéo dài tình trạng như vậy trong bao lâu.
Đầu tiên, nếu trẻ hay co cứng chân tay thì mẹ nên để ý với các tác nhân bên ngoài. Mẹ nên kiểm tra xem chỗ ngủ của con có thoải mái hay không, ánh sáng có ổn hay không, xung quanh có ồn ào hay không.
Mẹ cũng nên xem con có thoải mái với loại tã lót, quần áo đang sử dụng không, và liệu da con có đang bị tổn thương, ngứa ngáy hay không.
Nếu con có tình trạng gồng cứng người, mẹ nên dành thời gian xem lại thực đơn của bé, xem liệu cơ thể có được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là Canxi hay không.
Mẹ cũng phải biết cách để cân đối thực đơn hàng ngày của bé để đảm bảo những dưỡng chất khác cũng không thể thiếu.
Nếu tình trạng cứ tiếp tục kéo dài, cộng thêm việc trẻ cứ khóc mãi, hay nôn mữa, chậm phát triển, các mẹ nên mang trẻ đi khám càng sớm càng tốt để biết được nguyên nhân thật sự của tình trạng này là gì.
Trên đây là một số các nguyên nhân khiến bé hay gồng cứng người và giải pháp khắc phục mà các mẹ, hay các bậc phụ huynh có thể tham khảo nếu bé nhà có tình trạng tương tự.
Theo Marrybaby