Cha mẹ nào cũng muốn con lớn lên khỏe mạnh và thành công, tuy nhiên nếu mắc phải những sai lầm sau đây khi dạy con thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả về sau.
1. Đừng bỏ bê trẻ
Nếu được sinh ra mà không có gì bất thường, các bé sẵn sàng giao tiếp với ba mẹ và những người xung quanh ngay lập tức. Có rất nhiều video ghi lại cảnh các bé sơ sinh giao tiếp với ba mẹ, tất nhiên là các bé chưa biết nói nhưng bé biết bập bẹ và quơ quơ tay (tay trái thì cố định và tay phải thì di chuyển). Từ khi con chưa ra đời, một số mẹ đã bắt đầu gắn kết với con thông qua hát, đọc, nói chuyện và vỗ nhẹ vào con. Trong một số nền văn hóa, người mẹ có trách nhiệm định hình đời sống tinh thần của con trẻ thông qua việc giao tiếp trước và sau khi trẻ sinh ra, thậm chí có thể sáng tác ra riêng một bài hát cho con.
Cha mẹ hãy luôn dành thời gian ở bên cạnh con (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu cho thấy tương tác hai chiều giữa ba mẹ và con theo thời gian sẽ đem lại những tác động tích cực, ví dụ như khả năng nhận thức, hành vi vì xã hội, khả năng kết bạn. Tương tác hai chiều có nghĩa là ba mẹ và bé ảnh hưởng lẫn nhau, xây dựng mối quan hệ hợp tác. Các nhà khoa học cho rằng phương thức chăm sóc này cung cấp môi trường để trẻ phát triển cảm xúc và trí tuệ tối ưu. Ba mẹ và bé cùng nhau sáng tác những câu chuyện và trò chơi thay đổi theo thời gian.
Tại sao trẻ giai đoạn này cần được ba mẹ quan tâm đặc biệt?
Ba năm đầu đời là giai đoạn nhận thức về giao tiếp xã hội của trẻ được hình thành và lập trình trong não bộ. Khi được chăm sóc, não bộ sẽ làm việc hiệu quả và từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh và tự tin hòa nhập xã hội. Những điều mà trẻ học được trong những năm đầu đời sẽ là khuôn thước vận dụng trong suốt những năm tháng sau này (trừ khi có thay đổi thông qua trị liệu tâm lý hoặc trải qua những sự kiện có ý nghĩa lớn).
Với những trẻ sinh non, ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần nhẹ nhàng dỗ dành để trẻ biết giao tiếp hai chiều, tức là ba mẹ cần rất cẩn trọng và nhạy cảm với những tín hiệu mà bé phát ra - nhẹ nhàng kích thích phản ứng của con chỉ khi nào con sẵn sàng. Ôm, hát, nói thầm có thể có tác dụng với các bé hay xấu hổ và ít phản ứng.
2. Đừng để mặc trẻ khóc
Hãy tưởng tượng bạn bị đau và cầu xin những người xung quanh giúp đỡ nhưng chẳng ai quan tâm cả. Ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy bản thân thật tồi tệ và tức giận với những người xung quanh? Với trẻ nhỏ, điều này còn tệ hơn nữa vì não bộ của trẻ đang học cách giao tiếp, phản ứng xã hội và chức năng sinh lý (sức khỏe). Chúng ta cần nhớ rằng giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất ở trẻ là sau khi sinh khi mà tới 75% chức năng não bộ phát triển (chủ yếu những năm đầu đời) và di truyền biểu sinh được diễn ra.
Với trẻ, bị bỏ mặc để khóc một mình chẳng khác nào tra tấn. Tại sao lại vậy? Bời vì về mặt sinh lý, trẻ đáng lẽ phải ở trong bụng mẹ đến 18 tháng nên nếu trẻ thường xuyên mệt mỏi, sợ hãi thì cơ thể sẽ hình thành phản ứng lo lắng và không tin tưởng những người xung quanh. Đa số những gì trẻ học được là kiến thức trong tiềm thức và không biểu hiện cho đến khi lớn hơn. Khi đó đã quá muộn - chúng chỉ biết tập trung vào bản thân và dễ stress, nóng nảy
Khi trẻ nhỏ khóc, không phải là trẻ đang cố ăn vạ đâu. Trẻ có nhu cầu và đó là cách duy nhất để giao tiếp với thế giới xung quanh mà con biết.
3. Đừng để trẻ một mình
Ai cũng biết rằng giam giữ biệt lập là hình thức đối xử kinh khủng nhất mà người ta áp dụng với con người, lâu dài có thể dẫn tới tâm thần.
Trẻ nhỏ sinh ra đã có nhu cầu được giao tiếp với thế giới xung quanh. Trẻ không hiểu tại sao mình lại có một mình và sẽ lí giải nguyên nhân là do mình có vấn đề, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và tính cách của trẻ sau này.
Hãy tưởng tượng đột nhiên bị bỏ lại một mình ở nơi xa lạ, không thể di chuyển, cũng chẳng thể tự chăm sóc bản thân. Thật là đáng sợ, dù bạn có nhận thức được những việc đang xảy ra xung quanh? Vậy thì tại sao lại nỡ làm như vậy với một đứa trẻ chứ?
Nếu bạn tách trẻ ra khỏi bố mẹ, điều trái ngược sẽ xảy ra - trẻ sẽ còn quấy khóc nhiều hơn và sẽ hình thành nỗi sợ hãi và tự ti (Ảnh minh họa).
Trẻ nhỏ là phụ thuộc vào người lớn chăm sóc cho đến khi trẻ có thể tự lập. Mặc dù người ta nói như thể bạn có thể bắt trẻ tự lập, thì đây là ảo tưởng không thể thành hiện thực được. Nếu bạn tách trẻ ra khỏi bố mẹ, điều trái ngược sẽ xảy ra - trẻ sẽ còn quấy khóc nhiều hơn. Trẻ sẽ hình thành nỗi sợ hãi và tự ti và mang theo thái độ đó với người chăm sóc và với cả thế giới xung quanh - đây là công thức để tạo thành những người chỉ biết nghĩ về bản thân. Đâu có gì bất ngờ bởi tách biệt chỉ dạy trẻ nghĩ về một mình mình mà thôi, một trong những nguyên nhân mà người ta không giúp người gặp khó khăn là vì bản thân họ cũng đang mải miết cuốn trong lo toan cá nhân. Khi người ta chỉ quan tâm đến cái đau đớn và mệt mỏi của mình thì khó mà cảm thấy thông cảm cho người khác được.
4. Đừng ngại bế con khi cần
Trẻ nhỏ sinh ra là để bế bồng, bạn nên bế trẻ càng sớm càng tốt. Ấn tượng đầu tiên về bạn và về thế giới là rất quan trọng. Trẻ có thể cảm thấy thư thái hay không? Học cách thư giãn và cảm thấy bình tâm là điều mà trẻ có thể mang theo trong suốt cuộc đời. Nếu trẻ không được thường xuyên thư giãn trong vòng tay yêu thương, có thể trẻ sẽ không bao giờ học được cách thư giãn và quên hết ưu phiền, trong khi đây là điều cần thiết cho sức khỏe.
Khi trẻ không được bế ẵm, phản xạ đau được kích thích và tác động đến các hooc môn từ tế bào thần kinh. Không được bế ẵm về lâu về dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều cơ quan trong não bộ. Ví dụ hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng, bộ phận điều khiển tác nhân gây áp lực hoạt động quá tải và bất thường. Thậm chí khi bị tách ra khỏi ba mẹ chỉ 3 tiếng gây áp lực tạo ra di truyền biểu sinh, gây phản ứng với áp lực lớn hơn và suy giảm chức năng ghi nhớ ở người trưởng thành. Hơn nữa, không tiếp xúc thường xuyên với ba mẹ, người chăm sóc trong những năm đầu đời còn gây ra sự kém phát triển của thụ thể serotonin và oxytocin, những chất khiến con người cảm thấy hạnh phúc vui vẻ.
5. Đừng phạt trẻ
Một số bậc cha mẹ đánh con (khoảng 30% số trẻ 12 tháng tuổi ở Mĩ bị đánh, theo nghiên cứu gần đây), đây không phải là một tin tốt. Đánh trẻ có thể khiến ba mẹ bớt giận nhất thời nhưng cũng giống như những hành động bạo lực khác, nó để lại hậu quả lâu dài.
Hãy nhớ trẻ học về cuộc sống thông qua cách mà người khác đối xử với trẻ. Phạt trẻ sẽ có những tác động tiêu cực như sau:
- Trẻ sẽ bớt tin tưởng vào tình cảm của ba mẹ, vì ở bên cạnh ba mẹ trẻ không thể thoải mái là mình;
- Trẻ sẽ không tin tưởng bản thân - ba mẹ dạy trẻ rằng phản ứng của trẻ là không quan trọng, không nên có, cản trở sự phát triển cá nhân;
- Nếu ba mẹ phạt trẻ vì trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, điều này có thể làm giảm động lực học tập khám phá của trẻ (ảnh hưởng thành tích học tập sau này);
- Trẻ sẽ học được tốt nhất là nên kìm nén những nhu cầu của mình khi ở bên ba mẹ, từ đó ảnh hưởng đến giao tiếp quan hệ với ba mẹ;
- Nghiên cứu gần đây cho thấy ba mẹ ngày càng thiếu kiên nhẫn, không chỉ thế càng bị phạt đánh thì trẻ càng hư.
- Về mặt tâm sinh lý, phạt trẻ sẽ kích thích phản xạ áp lực. Những áp lực như vậy có thể làm hệ thần kinh quá nhạy cảm với áp lực, làm giảm chất lượng cuộc sống, phát triển trí tuệ và giao tiếp xã hội khó khăn.
Nếu bạn muốn não bộ, thể chất và tinh thần của trẻ phát triển đến mức tối đa thì đừng làm năm điều kể trên nếu bạn thấy mệt mỏi thì hãy nhờ người giúp đỡ. Đây là một vài kinh nghiệm được các bậc cha mẹ nhiều kinh nghiệm chia sẻ.
- Sắp xếp các buổi chơi với các gia đình khác, cùng nhau chuẩn bị đồ ăn cho trẻ và dọn dẹp.
- Đừng kì vọng quá cao. Đáp ứng nhu cầu của con là một khoản đầu tư sẽ không bao giờ khiến bạn phải hối hận.
- Nếu có thể, gia đình nên có một người lớn ở nhà để chăm trẻ. Ngày càng có nhiều phụ huynh làm việc từ nhà để dành thời gian chăm sóc nuôi dạy con cái. Đây là ý kiến hay vì cha mẹ không tách biệt khỏi con cái.
- Dạy con không phải là chuyện của một người. Ba mẹ nên giúp đỡ lẫn nhau và xin trợ giúp từ bạn bè người thân khi cần thiết.
- Trẻ có những nhu cầu cần được đáp ứng, từ chối trẻ chỉ khiến trẻ cáu bẳn, yếu ớt và lớn lên thành những người có nhiều vấn đề.
Theo Giadinhtre