Giáo dục trẻ
   Ông bà nói với cháu 6 câu này, mẹ ngại mấy cũng phải cản ngay kẻo ảnh hưởng nhân cách
 

Có một số vấn đề quan trọng liên quan đến giáo dục trẻ em, mẹ cần phải đạt được thỏa thuận nếu con sống chung với ông bà.

Do áp lực của cuộc sống hiện đại, nhiều bậc cha mẹ thường phải nhờ ông bà chăm sóc cháu.Tất nhiên, người già cả đã giúp đỡ, chúng ta nên biết ơn.

Nhưng có một số vấn đề quan trọng liên quan đến giáo dục trẻ em, mẹ cần phải đạt được thỏa thuận với ông bà trước khi gửi cháu.

Đặc biệt nếu người già thường nói những lời này trước mặt con cháu, thì người mẹ không được cảm thấy ngại ngần, phải nhanh chóng góp ý ngay!

1. "Con không ngoan là ông bà không yêu con nữa đâu đấy!"

Nếu những người gần gũi bé nhất lại luôn nói "Ngoan bà mới yêu", "Không ngoan ông không yêu"...đứa trẻ sẽ hình thành một cảm giác về "tình yêu có điều kiện". Dần dần con sẽ hiểu thành, nếu mình không ngoan - mình sẽ không nhận được yêu thương.

Những mối đe doạ như vậy khiến con mất lòng tin ở người lớn, luôn khiến trẻ cảm thấy không an toàn, bị đe doạ và cần phải vâng lời miễn cưỡng. Tương lai xa, con có thể tìm kiếm một người khác có thể chấp nhận được con, và khi đó con mới coi người đó là quan trọng.

Tình yêu cha mẹ/ ông bà dành cho con là vô điều kiện. Đừng để đứa trẻ tự ti và nhầm lẫn.

2. "Cái này con không làm được đâu, để bà/ông giúp cho..."

Khi sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ đạt đến một mức nhất định, con sẽ có tâm lý muốn tự giải quyết vấn đề. Và đây là cơ hội vàng để người lớn dạy bé ý thức độc lập.

Tuy nhiên, ông bà lại không làm như vậy. Những câu như "cái này con không làm được đâu" sẽ huỷ hoại hứng thú tự lập của đứa trẻ, khiến con nghĩ mình "không làm được thật.

Việc ông bà làm giúp cháu, lại vô thức giết chết khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập của trẻ.

Khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập là một kỹ năng trí tuệ toàn diện, không chỉ đòi hỏi khả năng suy nghĩ mà còn cả các kỹ năng khác. Hãy để con được tự mình thử làm mọi việc, đó sẽ là tiền đề cho một tương lai độc lập sau này.

3. "Đừng chạm vào..cái này/ Nguy hiểm lắm thôi cháu đi ra đi"

Chăm sóc trẻ nhỏ, ông bà thường vì sợ "tai nạn", lại có tâm lý con cháu mình bao nhiêu tuổi vẫn là "đứa trẻ" nên trở nên quá bao bọc. Thậm chí một chút bùn đất, bụi bẩn cũng không để cháu chạm vào.

Trong số tất cả các giác quan, kích thích xúc giác có tần số cao nhất, từ các khớp cơ đến da toàn thân, và vô số thông tin xúc giác liên tục được đưa vào não mỗi ngày.

Nếu một đứa trẻ không được nghịch đất vì sợ bẩn, không được chạm vào chút nước nóng vì sợ bỏng....trẻ sẽ thiếu hụt nhận thức rất lớn. Khi trưởng thành sẽ chậm phát triển, học tập khó khăn.

4, "Con chào bác đi/ Con chào cô đi...Sao con hư thế không chào mọi người"

Trẻ em không sẵn sàng để chào hỏi tất cả mọi người, không nhất thiết phải coi việc đó là hư. Người lớn coi chuyện chào hỏi là đơn giản, thì trẻ con lại thấy căng thẳng.

Đặc biệt đối với một đứa trẻ có tính cách tương đối thận trọng và chậm chạp, lời chào không đơn giản.

Nếu một ông bà không hiểu chính xác nhu cầu tâm lý của đứa trẻ và buộc đứa trẻ phải chào hỏi, điều này không những chẳng dạy con được sự lễ phép lịch sự mái trái lại có khả năng kích hoạt cuộc nổi dậy chống lại vấn đề này.

5. "Trẻ con biết gì"

Nói chung, ông bà nói câu này trong hai tình huống. Đầu tiên, khi đứa trẻ phạm sai lầm và nên bị phạt, cụm từ "Trẻ con biết gì!" Trở thành gốc rễ của tất cả các vấn đề nghịch ngợm tiếp theo sau này. Những điều nhỏ nhặt không được giáo dục cẩn thận, trẻ sẽ thấy mình có hư chút, nghịch chút cũng vẫn không sao.

Một tình huống khác là khi người lớn nói hoặc làm điều gì đó, con trẻ thắc mắc và ông bà thường gạt ngay "Trẻ con biết gì". Thực tế, đây chẳng khác gì một cách huỷ hoại khả năng học hỏi của trẻ. Thực tế, những gì một đứa trẻ có thể "biết" vượt xa sự tưởng tượng của người lớn.

Người lớn không nên tự lừa dối mình, nghĩ rằng trẻ em không biết gì cả. Thực tế, trẻ em đặc biệt nhạy cảm với thông tin mà chúng có thể nhận được. Con hấp thu kiến ​​thức mới và thế giới mới như miếng bọt biển .

6. "Tất cả đều là cho cháu hết!"

Ông bà thường cung cấp thức ăn tốt nhất và đồ chơi tốt nhất cho con cháu. Mỗi lần như vậy, họ sẽ lại thường nói "Ông bà dành tất cả cho cháu" để khiến đứa trẻ biết ơn, hạnh phúc. Một động thái như vậy sẽ làm cho trẻ em nghĩ rằng thế giới đang tập trung vào con, từ đó nảy sinh cảm giác "mình là số một", "muốn gì được nấy". Sau này trẻ rất khó hoà nhập vào môi trường chung, nơi mỗi đứa trẻ đều là "số một" ở nhà.

Theo Trithuctre

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bị hỏi "Bà nội tốt hay bà ngoại tốt", bé 4 tuổi đáp khiến mọi người trong phòng nín lặng (29/10)
 Cách để con tự giác làm việc nhà không phải cha mẹ Việt nào cũng dám thử (22/10)
 5 cách cực dễ để con ngoan mà chẳng cần phạt như nhiều phụ huynh Việt (10/10)
 Cha mẹ cần làm ngay những điều sau để trẻ không bị bắt nạt ở trường (2/10)
 2 đặc điểm tính cách của trẻ cần sửa đổi ngay nếu bố mẹ không muốn con mình lớn lên thua kém bạn bè (24/9)
 “Dắt túi” những cách này, con nghe lời răm rắp không cần quát mắng tiếng nào (17/9)
 3 điều bố mẹ nên làm để trẻ luôn thấy mình được yêu thương (5/9)
 Hành vi mẹ Việt tưởng là tốt nhưng khiến con thua kém ngay khi chưa bước vào đời (27/8)
 Đây là những điều giáo viên khuyên bạn nên dạy con trước khi đưa trẻ đi mẫu giáo (15/8)
 Bài học về đồng tiền cho trẻ từ các công việc mùa hè (20/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i