Giáo dục trẻ
   Cha mẹ cần làm ngay những điều sau để trẻ không bị bắt nạt ở trường
 

Chuyên gia tâm lý giáo dục chia sẻ cách để cha mẹ giúp con mình ít bị bắt nạt nhất.

Rất nhiều trẻ bị bắt nạt ở trường nhưng nhiều bố mẹ đành phải "bó tay". Chuyên gia tâm lý giáo dục Nguyễn An Chất sẽ chia sẻ cách để cha mẹ giúp con mình ít bị bắt nạt nhất.

1. Cha mẹ đừng nghĩ đó là bạo lực

Khi trẻ bị bắt nạt ở trường, cha mẹ đừng nghĩ con mình đang bị bạo lực, cha mẹ đừng nghĩ con mình không cần bạn bè vì vậy, cha mẹ đừng nói với con không chơi với bạn nữa.

Rất nhiều trẻ bị bắt nạt ở trường nhưng nhiều bố mẹ đành phải "bó tay".

2. Phải hỏi thật kỹ nguyên nhân

Cha mẹ phải luôn thân tình, thân thiện, hỏi thật kỹ và tìm ra nguyên nhân vì sao các bạn bắt nạt con mình. Cha mẹ hỏi con rồi đưa ra kết luận là có phải tại con mình hay không. Những cái đó là vô cùng cần thiết. Cha mẹ để con để nói rồi phân tích xem lỗi tại con ở đâu, tại bạn như thế nào, ở lớp có bao nhiêu bạn bị bắt nạt và bao lâu thì các bạn lại chơi với nhau.

3. Gợi mở cho con sống thân thiện

Cha mẹ nên gợi mở cho con mình sống thân thiện, chia sẻ với bạn bè. Trên thực tế có nhiều trẻ rất ích kỷ vì cha mẹ luôn dặn con là "ăn một mình nhé, ăn giấu đi nhé". Từ đó con đã có tính ích kỷ hơn và dễ bị bắt nạt hơn.

4. Tuyệt đối không mách với cô giáo

Cha mẹ dạy con tuyệt đối không mách thầy cô giáo. Bởi nếu mách thầy cô sẽ khiến cho các bạn bị khiển trách, từ đó, các bạn sẽ cô lập trẻ. Đây là lý do thường xuyên xảy ra ở trường học.

5. Mua bánh kẹo cho con mang đến chia cho các bạn

Cha mẹ mua bánh kẹo cho con mang đến chia cho các bạn rồi tất cả ngồi nói chuyện vui tươi từ đó trẻ sẽ chơi với nhau và con sẽ không bị bắt nạt.

6. Tuyệt đối không không đánh trả lại bạn

Nếu cha mẹ dạy con đánh trả lại bạn thì trẻ càng bị bắt nạt, không hòa nhập, cô độc. Từ đó trẻ ngày càng sống cô đơn, không ai chơi với con nữa.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bắt nạt

- Trẻ bị trầy xước, bầm tím...

- Trẻ bỏ học, giả vờ ốm, sống thu mình..

- Đối với những trẻ liên tiếp là nạn nhân sẽ bị suy nhược cơ thể, dần dần dẫn đến nhút nhát.

- Các hình thức bắt nạt gồm có: đấm, đá, đánh, chế giễu, ăn cắp, xô đẩy, tung tin đồn nhảm, đe dọa, nhục mạ...

Theo Eva

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 2 đặc điểm tính cách của trẻ cần sửa đổi ngay nếu bố mẹ không muốn con mình lớn lên thua kém bạn bè (24/9)
 “Dắt túi” những cách này, con nghe lời răm rắp không cần quát mắng tiếng nào (17/9)
 3 điều bố mẹ nên làm để trẻ luôn thấy mình được yêu thương (5/9)
 Hành vi mẹ Việt tưởng là tốt nhưng khiến con thua kém ngay khi chưa bước vào đời (27/8)
 Đây là những điều giáo viên khuyên bạn nên dạy con trước khi đưa trẻ đi mẫu giáo (15/8)
 Bài học về đồng tiền cho trẻ từ các công việc mùa hè (20/7)
 Có một hình thức kỷ luật trẻ tưởng hiệu quả nhưng lại nguy hại khôn lường (13/7)
 Khi con cãi lời: Cách xử lý mà mọi bố mẹ thông minh đều phải biết (4/7)
 Nỗi lo nuôi dạy con cái ở thế kỷ 21 (4/7)
 Các việc mẹ cần làm để chuẩn bị cho con vào lớp 1 (2/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i