Sức khoẻ
   Phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ em
 

Viêm tiểu phế quản là bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở nước ta, số trẻ mắc viêm tiểu phế quản có tần suất nhập viện cao, chiếm khoảng 40% bệnh nhi nhập viện tại các khoa nhi.

Tác nhân gây viêm tiểu phế quản là virut hợp bào hô hấp (RSV), thường gieo bệnh cho trẻ vào mùa đông và đầu xuân. Biểu hiện, trẻ ho, thở khò khè, ăn uống kém. Viêm tiểu phế quản có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm là suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi, viêm tai giữa... nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Tác nhân làm cho trẻ bị viêm tiểu phế quản thường là do các virut như virut hợp bào hô hấp (VRS), có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có nguy cơ xảy ra thành dịch, virut này chiếm 30 - 50% các trường hợp mắc bệnh. Virut cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc. Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các phế quản kích thước nhỏ, có đường kính dưới 2mm hay còn gọi là các tiểu phế quản.

Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu ôxy để thở. Trẻ lớn hơn, người lớn cũng có thể bị nhiễm VRS nhưng biểu hiện thường nhẹ, chỉ như cảm ho thông thường. Khi trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên do virut hợp bào thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ. Những trẻ từng bị ốm do nhiễm virut trước đó như viêm mũi họng, viêm amydal, viêm VA... đều có nguy cơ dễ nhiễm bệnh nếu không được chăm sóc tốt. Các trường hợp trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, trẻ mắc bệnh phổi  hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải viêm tiểu phế quản.


Viêm tiểu phế quản (do virut hợp bào hô hấp (RSV) rất hay gặp ở trẻ em trong mùa đông và đầu xuân, chiếm khoảng 40% bệnh nhi nhập viện tại các khoa nhi.

Những biểu hiện khi trẻ bị viêm tiểu phế quản

Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi, sốt nhẹ. Sau từ 3-5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít, nhịp thở nhanh, sốt liên tục, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém, khó thở... lúc này cần đưa ngay trẻ đến các chuyên khoa hô hấp để được điều trị đúng.

Tất cả các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ nếu không được chẩn đoán bệnh và điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng hô hấp, xuất hiện từng cơn khó thở ra tái phát, viêm tiểu phế quản lan tỏa. Nghiêm trọng hơn sẽ làm trẻ bị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi - trung thất, xẹp phổi và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Đề cập đến mối liên quan của viêm tiểu phế quản với bệnh hen. Nhiều nghiên cứu cho rằng, sau khi bị viêm tiểu phế quản, đường thở của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và khoảng 1/3 trẻ bị viêm tiểu phế quản có thể diễn tiến thành hen sau này.

Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ

Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này, vì viêm tiểu phế quản do virut gây nên. Phần lớn trẻ nhỏ viêm tiểu phế quản RSV nhẹ thường bị ho và khò khè một chút, trẻ vẫn ăn uống tốt thì trong một vài ngày, bệnh sẽ tự khỏi. Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có biểu hiện thở khò khè và ra nhiều dịch nhầy, ngăn cản không khí tới các phế nang của phổi. Lúc này, bạn cần đưa trẻ tới bệnh viện.

Đối với các thể thông thường, không có suy hô hấp thì ngay khi vào viện các bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết. Dùng khí dung ẩm thuốc giãn phế quản kết hợp với lý liệu pháp hô hấp, vỗ rung, hút đờm. Những trẻ sốt cao, nôn, thở nhanh được bù đủ nước và điện giải theo nhu cầu cơ thể trẻ.

Đối với những trường hợp nặng có suy hô hấp thì trẻ được sử dụng liệu pháp oxygen, hút thông đường hô hấp trên, dùng thuốc giãn phế quản đường khí dung ẩm, truyền nước, điện giải... Nếu những biện pháp trên không cải thiện tình trạng suy hô hấp, trẻ sẽ được tiến hành đặt nội khí quản và các biện pháp hô hấp hỗ trợ khác.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Chú ý mặc quần áo thích hợp cho trẻ không để trẻ bị lạnh hay ra quá nhiều mồ hôi. Môi trường trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này. Rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ vì virut gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn. Có thể nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, ăn uống kém, tím tái, có biến chứng cần cho trẻ nhập viện để điều trị. Cần cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng kháng sinh. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có biểu hiện viêm nhiễm thứ phát. Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Điều cần lưu ý là bạn cần cho trẻ uống thuốc đủ liều và tái khám đúng hẹn của bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả; không nên tự ý ngừng thuốc hay thay đổi thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị.

 BS. Lê Thị Hương

Nguồn http://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hội chứng PWS là bệnh gì? (21/8)
 TPHCM thành lập ngân hàng sữa mẹ chuẩn quốc tế (21/8)
 Có nên cho trẻ ăn trứng mỗi ngày? (20/8)
 Mách mẹ cách cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ (18/8)
 Bài thuốc chữa trẻ còi xương (16/8)
 Hà Nội: Đã có hơn 300 người mắc sởi, hầu hết chưa tiêm phòng (14/8)
 Nhiều trẻ mắc bệnh sởi nhập viện do chưa tiêm chủng (14/8)
 Cảnh báo về 2 sản phẩm sữa bột của Phần Lan có lẫn dây kim loại (11/8)
 Nuốt đau, chảy nước dãi là dấu hiệu sớm của bệnh Tay Chân Miệng (8/8)
 Nhận biết sốt phát ban dạng sởi (8/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i