Sức khoẻ
   Hà Nội: Đã có hơn 300 người mắc sởi, hầu hết chưa tiêm phòng
 

Từ đầu năm đến nay Hà Nội đã có 315 trường hợp mắc sởi. Các chuyên gia nhận định bệnh sởi có xu hướng gia tăng, hầu hết trẻ mắc chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.


Theo thống kê của ngành Y tế Hà Nội từ (06/8/2018 đến 12/8/2018) đã ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi. Lũy tích năm 2018 đã có 315 trường hợp mắc. Bệnh nhân phân bố tại rải rác tại 183 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã và không có tử vong.

Sở Y tế Hà Nội nhận định, bệnh sởi có xu hướng gia tăng trên địa bàn một số quận, huyện, thị xã của Hà Nội trong thời gian vừa qua. Hầu hết các trường hợp mắc là trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm phòng hoặc đã đến tuổi nhưng chưa đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Để phòng chống dịch bệnh này cần tăng cường sức đề kháng và chủ động đi tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh theo quy định.

 Các ca mặc bệnh chủ yếu tập trung ở các quận nội thành như Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm. Đối tượng mắc chủ yếu là nhóm trẻ dưới 5 tuổi, trong đó nhóm dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên, chưa có trường hợp bị biến chứng nặng, dẫn tới tử vong.

ThS.BS Trương Văn Quý – Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E cho biết: "Mặc dù số lượng các trẻ đến khám tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng điều làm các y bác sĩ băn khoăn là có nhiều trẻ có biểu hiện sốt và phát ban. Trong đó có 2 trường hợp đã được xác định là dương tính với virus sởi".

Chị Phạm Thị Lành (ở Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm) đang chăm sóc con hơn 9 tháng tuổi nghi mắc sởi điều trị tại Khoa Nội Nhi tổng hợp cho biết, theo lịch, cách đây 15 ngày phải đưa con đi tiêm phòng sởi, nhưng đúng đợt đó cháu lại sốt mọc răng nên gia đình lùi lại. Vì thế, khi cháu có biểu hiện sốt kèm theo ho, chảy mũi, xuất hiện một vài nốt đỏ dưới da, gia đình đưa con vào đây khám thì được bác sĩ chẩn đoán mắc sởi.

BS. Quý thăm khám cho bệnh nhân.

Cũng theo BS Trương Văn Quý, hầu hết các trường hợp mắc bệnh là do không tiêm hoặc chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ nên chưa có đủ miễn dịch. Các trẻ chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ đều có khả năng bị bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây. Do vậy, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng đầy đủ cho các bé theo lịch của chương trình Tiêm chủng mở rộng đang áp dụng tại Việt Nam.

Bệnh do virus sởi gây ra và thường truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc dịch tiết mũi họng của người bệnh. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng, nên có thể gây dịch lớn. Vì thế, việc trẻ nhỏ 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi chưa được tiêm phòng sởi đầy đủ thì khả năng mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, ThS. Quý lo ngại, gầy đây số ca mắc sởi thường nặng hơn vì nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng biến chứng viêm phổi, suy hô hấp…

Bên cạnh việc khám chữa bệnh cho các trẻ, Khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E cũng triển khai tiêm chủng và phòng tư vấn dinh dưỡng cho trẻ. BS. Quý nhấn mạnh, phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ thì biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là tạo miễn dịch chủ động bằng vắc-xin.

Theo các chuyên gia, thông thường, dịch sởi bùng phát vào mùa đông - xuân nhưng năm nay lại gia tăng vào mùa hè và mùa thu tại nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Tại Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác khoảng 100 trường hợp. Tại Khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới trung ương, hơn 7 tháng qua đã tiếp nhận gần 40 trẻ mắc bệnh sởi ở nhiều địa phương miền Bắc, miền Trung, hầu hết là trẻ dưới 5 tuổi và chưa được tiêm vắc-xin.

Ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, virus sởi lây lan mạnh nên có thể gây dịch lớn, một người mắc có thể lây cho khoảng 20 người khác. Hơn nữa, bệnh sởi có tính chu kỳ, cứ 4-5 năm thì có một vụ dịch - trong khi vụ dịch gần nhất tại Hà Nội vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014. Do vậy, dịch sởi hoàn toàn có thể xảy ra vào cuối năm nay".

 

Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

 Nguồn http://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhiều trẻ mắc bệnh sởi nhập viện do chưa tiêm chủng (14/8)
 Cảnh báo về 2 sản phẩm sữa bột của Phần Lan có lẫn dây kim loại (11/8)
 Nuốt đau, chảy nước dãi là dấu hiệu sớm của bệnh Tay Chân Miệng (8/8)
 Nhận biết sốt phát ban dạng sởi (8/8)
 Táo bón - bệnh tiêu hóa phổ biến ở trẻ em (7/8)
 Chăm sóc trẻ mắc tay - chân - miệng (6/8)
 Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà (6/8)
 Trẻ bị tiêu chảy cấp, đừng kiêng nước dừa (2/8)
 Chôm chôm làm thuốc (1/8)
 Bù nước và điện giải trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em (31/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i