Mang thai và sinh đẻ
   Dây rốn bám màng trong thai kỳ, hiện tượng "ngàn người có 1"
 

Khi bác sĩ chuẩn đoán mẹ bầu có hiện tượng dây rốn bám màng, một trường hợp hiếm gặp trong sản khoa, có khả năng nguy hiểm cho tính mạng cả mẹ và bé, điều quan trọng nhất chính là sự bình tĩnh của mẹ. Ai cũng sẽ lo lắng nhưng tâm lý càng bất ổn vượt cạn càng khó khăn.


Tại sao lại gọi là hiện tượng hiếm có "ngàn người có 1"? Bởi dây rốn bám màng chỉ có tỉ lệ 1/2.500 thai phụ mắc phải. Hiện tượng này vốn không có dấu hiệu lâm sàng mà chỉ có thể phát hiện nhờ siêu âm thai. Điều kiện cần là thai phụ phải khám thai định kỳ và bác sĩ bác sỹ chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm cần quan sát rất kỹ càng, cộng với thiết bị siêu âm hiện đại cho những hình ảnh sắc nét chính xác đến chi tiết xác định chính xác.

Dây rốn bám màng có nguy hiểm không?
Bình thường dây rốn sẽ bám ở vị trị giữa của bánh nhau nhưng cũng có trường hợp dây rau nàm sát màng ối, xa bánh nhau. Dây rau bám màng là một trong những tình trạng bất thường của dây rau.

Cụ thể, dây rốn bám màng sẽ nằm ở mép bánh nhau. Điều này gây cản ở việc hấp thụ thức ăn nuôi dưỡng thai nhi. Bé chỉ hấp thụ được tối đa 30%, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, sinh non và thai lưu bất kỳ lúc nào.


Cách tốt nhất để phát hiện dây rốn bám màng là siêu âm thai

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có hiện tượng này sẽ có những cơn co bóp tử cung gây tình trạng rách màng ối, đứt dây rau, cắt đứt nguồn máu nuôi thai, thai sẽ bị ngạt trong tử cung hoặc trong lúc chuyển dạ. Các bất thường vị trí bám của dây rốn còn làm tăng nguy cơ các bệnh lý như nhau bong non, nhau tiền đạo, tiền sản giật...

Dây rốn bám màng cùng với các triệu chứng bánh nhau 2 thùy với thùy phụ nằm ở phần thấp tử cung, nhau bám thấp hay nhau tiền đạo còn là dấu hiệu cảnh báo mạch máu tiền tạo.

Có thể cùng lúc xảy ra đồng thời dây rốn bám màng và mạch máu tiền đạo. Trường hợp này cực hiếm, cứ 6.000 thai phụ mới có một người mắc phải.

Mạch máu tiền đạo có thể gây hậu quả nặng nề lên thai nhi, làm tăng nguy cơ tử vong cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Cách tốt nhất là khám thai định kỳ để sớm chẩn đoán được mạch máu tiền đạo trước sinh, sẽ giúp cứu sống trẻ nếu mổ chủ động trước khi vỡ ối. Nếu vỡ ối kèm máu đỏ tương cần lưu ý đến khả năng vỡ mạch máu tiền đạo, xử trí mổ khẩn cấp là cần thiết.


Những buổi khám thai quan trọng

Thông thường, mẹ bầu sẽ có lịch hẹn khám thai với bác sĩ ít nhất 1 lần. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện, mẹ cũng đừng nên bỏ qua những buổi khám thai quan trọng sau nhé!

Làm thế nào để phát hiện sớm nhất?
Phát hiện càng sớm hiện tượng dây rau bám màng sẽ hỗ trợ các bác sĩ trong việc lên phương án theo dõi thai phù hợp và chuẩn bị các tình huống xử lý cấp cứu trong tình trạng khẩn cấp.

Lí tưởng nhất là bà bầu được kiểm tra thường xuyên với siêu âm và Monitoring định kỳ hoặc ngay khi có nghi ngờ bất thường. Càng về những tháng cuối thai kỳ càng cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên hơn vì nguy cơ đứt dây rau có thể xảy ra ngay khi thai phụ có những cơ co tử cung đầu tiên.

Khi thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ, xuất hiện liên tục các cơn co tử cung, điều quan trọng nhất chính là quyết định mổ bắt thai lúc nào. Bởi thời điểm này dây rau có thể đứt, gây chảy máu trong buồng ối, thai nhi có thể bị nguy hiểm tính mạng chỉ trong vài phút. Việc không phát hiện sớm và xử trí chậm trễ cũng đã gây ra nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc.

Dây rốn bám mép nhau
Khi dây rốn cắm vào bờ của bánh nhau, gọi là dây rốn bám mép. Đây là trường hợp hiếm gặp, khoảng 7% thai kỳ. Những trường hợp đa tai tần xuất có thể cao hơn.

Dây rốn bám mép khác với dây rau bám bám màng. Tuy nhiên khi vị trí như vậy cũng có thể ảnh hưởng đến việc dinh dưỡng cho thai nhi, cũng có thể dưỡng thai và sinh bình thường. Mẹ nên khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, có thể yêu cầu làm siêu âm Doppler để biết chính xác phân bố mạch máu của dây rốn thai nh ở vùng nào. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ, đa số các trường hợp phát hiện sớm như bạn và theo dõi hợp lý kết quả khá tốt.

Dây rốn bám mép bánh nhau có nguy hiểm không?

Dây rốn bám mép không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ trong thai kỳ dù vẫn có một số ít trường hợp có thể kèm theo thai suy dinh dưỡng. Thời điểm chuyển dạ hiện tượng này có thể làm suy thai và đột tử cho thai nếu phần mạch máu của dây rốn nằm vắt ngang qua lỗ cổ tử cung và bị đứt khi cổ tử cung mở ra lúc chuyển dạ

Dây rốn bám màng không gây ảnh hưởng nhiều đến 40 tuần thai nhưng nếu không được phát hiện sớm, thai phụ sẽ thiếu các thông tin chi tiết để đề phòng các trường hợp xấu có thể xảy ra, ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé.

Theo Marrybaby

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhận diện dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên chuẩn xác 100% (14/3)
 Bà bầu cần cẩn trọng với thói quen ăn rau ngót Nhật (9/3)
 6 loại trái cây trả lời ngay thắc mắc ăn gì để mẹ mát sữa (6/3)
 Chọc ối có đau không? Không đáng sợ lắm đâu! (26/2)
 Nhận diện chính xác bệnh viêm đường tiết liệu khi mang thai (30/1)
 7 động tác trong 1 phút "tạm biệt" đau lưng sau sinh tức thì (30/1)
 Lều xông hơi sau sinh, lợi thì có lợi nhưng phải thử mới tin! (24/1)
 Chỉ số nước ối bao nhiêu là bình thường? (16/1)
 Bà bầu bị quai bị, lưu ngay bài thuốc dân gian trị bệnh dứt điểm này (8/1)
 Bà bầu không nên chủ quan khi bị đau rát cổ họng (5/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i