Mang thai và sinh đẻ
   Bà bầu bị quai bị, lưu ngay bài thuốc dân gian trị bệnh dứt điểm này
 

Khi bà bầu bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ gây sảy thai, còn nếu mắc bệnh trong 3 tháng cuối thì nguy cơ gây sinh non hoặc thai chết lưu sẽ khá cao.


Dịch quai bị đang hoành hành, bà bầu bị quai bị nếu không được chữa trị dứt điểm sớm có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Mẹ cẩn thận khi đi ra ngoài thời điểm "nhạy cảm" này nhé!

Ở miền Nam, bệnh quai bị thường xuất hiện cao điểm từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau. Mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh, từ trẻ nhỏ tới phụ nữ mang thai. Các mẹ cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe cả gia đình.


Ngay khi có dấu hiệu bị sốt và đau hàm mẹ cần đi khám ngay

Bệnh quai vị do virus Paramyxovirus lây qua đường hô hấp và ăn chung, uống chung dùng chung đồ với người bệnh, qua dịch nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Về độ phủ rộng, bệnh có trên toàn thế giới. Riêng với bà bầu, ngay khi có dấu hiệu sốt kèm theo các triệu chứng như sưng viêm quai hàm, mẹ bầu nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ.

Gợi ý một số bài thuốc dân gian hiệu quả
Bà bầu là đối tượng tuyệt đối nghiêm cấm tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Chính vì vậy, lựa chọn một số phương pháp chữa trị bằng mẹo dân gian có thể yên tâm hơn phần nào:

Sử dụng hạt gấc: 2-3 hạt gấc, 2 cây cói chiếu. Đốt hỗn hợp thành than. Khi đã thu được than thì trộn đều với nhau rồi pha với một ít dầu vừng và bôi lên vùng bị sưng.
Nhân hạt gấc: 4-5 nhân hạt gấc giã hơi nát rồi đốt thành than, pha với 5ml giấm thanh, cộng với 6-10gr tinh cối đá. Trộn tất cả lại với nhau và bôi vào chỗ bị sưng.
Hạt cam thảo: Sử dụng một ít hạt cam thảo dây, nghiền thành bột, trộn đều với lòng trắng trứng gà. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng sưng, mỗi ngày một lần.
Bột mì và bột tiêu: Trộn 1gr bột tiêu và 8gr bột mì, rồi cho nước ấm vào trộn đều đến khi hỗn hợp có dạng hồ, mỗi ngày bôi một lần.
Lá na, lá gấc, lá cà độc: Lấy 3 loại lá này mỗi thứ một ít, rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp vào chỗ bị sưng.
Ăn gì giúp bệnh nhanh khỏi?
Ngay khi nhận thấy những thay đổi bất thường và có dấu hiệu bị bệnh quai bị, mẹ bầu nên đi khám và thay đối thói quen ăn uống theo cách sau:

Không nên ăn những loại thực phẩm cứng, lạnh, nóng cay... sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng
Nói không với những thực phẩm có thành phần nếp như bánh chưng, xôi...
Nên ăn những món lỏng như cháo, canh, súp... vừa dễ tiêu hóa lại không bị đau. Nếu quá khó nhai có thể ăn bằng ống hút.
Ăn nhiều rau xanh nhất là nên ăn nhiều khổ qua vì khổ qua có tác dụng trị bệnh hiệu quả. Một số món như: Khổ qua nhồi hải sản, khổ qua xào trứng...
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Ngoài ra, mẹ nên lưu ý hường xuyên đi khám, siêu âm thai ngay cả khi khỏi bệnh để biết trong thời gian bị bệnh có gây biến chứng gì đến thai nhi hay không.

Quai bị ảnh hưởng như thế nào đền mẹ bầu?
Hệ miễn dịch của bà bầu thường kém hơn so với bình thường nên khi mắc bệnh quai bị, những triệu chứng có tốc độ phát triển nhanh hơn. Mẹ bầu sẽ bị sốt cao từ 39-49 độ, nhức đầu, cơ thể trở nên mệt mỏi, đau cổ họng, amidan bị sưng to. Đặc biệt, một hoặc hai bên má (tuyến mang tai) sưng to rồi bắt đầu lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới.


Hệ lụy khi bị quai bị trong thời gian mang thai là rất lớn, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động xấu đến thai nhi trong bụng. Khi bà bầu bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ gây sảy thai, mẹ mắc bệnh vào 3 tháng cuối gây sinh non hoặc thai chết lưu.


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có nhiều nguyên nhân sảy thai xuất phát từ những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, và khi chúng kết hợp với nhau, nguy cơ sảy thai của bạn sẽ tăng thêm rất nhiều lần

Cách phòng ngừa bệnh quai bị
Trước khi mang thai bạn nên tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa quai bị. Tuyệt đối không đợi đến khi có thai mới bắt đầu tiêm phòng, bởi trong vắc xin ngừa quai bị chứa virus sống chúng có khả năng xâm nhập gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu cần lưu ý, tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng.

Sắp tới Tết Nguyên Đán, bà bầu bị quai bị thì thật tiếc đúng không mẹ. Mẹ nên lưu ý kỹ để tránh tiếp túc với người đang bị bệnh vì virus gây bệnh quai bị có tốc độ lây lan rất nhanh.

Theo Marrybaby

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bà bầu không nên chủ quan khi bị đau rát cổ họng (5/1)
 Những cột mốc khám thai định kỳ bà bầu không nên bỏ lỡ (2/1)
 Muốn sinh con thông minh hơn người, mẹ phải ghi nhớ 5 điều này (19/12)
 Bà bầu uống nước ngọt, tăng nguy cơ hen suyễn cho con (19/12)
 Tràn dịch màng phổi mẹ không hiểu rõ, con sẽ nguy hiểm tính mạng (19/12)
 Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu (7/12)
 Trong quá trình sinh con, bé yêu trong bụng cảm nhận như thế nào? (4/12)
 Bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng gà trong một tuần? (20/11)
 Đẻ thường siêu nhanh, không bị rạch theo mẹo của bác sĩ (15/11)
 Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai (10/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i