Mang thai và sinh đẻ
   Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai
 

Chứng đau dây chằng khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai khi thai nhi lớn dần lên và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bầu.


Đau dây chằng khi mang thai là hiện tượng thường gặp trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ với những cơn đau nhẹ, ít và tăng dần lên khi bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ do lúc này thai nhi đã phát triển doàn diện thể chất toàn diện nhất.


Càng gần tới ngày sinh, cơn đau dây chằng càng kéo dài và dồn dập hơn
Hiện tượng đau dây chằng khi mang thai
Đau dây chằng là một trong những cơn đau đầu tiên mà mẹ bầu gặp ở vùng bụng. Những cơn đau bụng dưới khi mang thai và ở bên hông đôi lúc khiến mẹ cảm thấy đau quặn lại.
Hiện tượng này được lý giải như sau: Dây chẳng là một nhóm các mô cứng có tác dụng hỗ trợ cơ bắp và các cơ quan nội tạng. Dây chằng được gắn vào mỗi bên của phần dạ con, và ở bên thành của khung xương chậu. Đau dâu chằng xuất hiện khi thai nhi phát triển nhanh, bụng lớn dần, dẫn đến việc dây chằng cũng phải mở rộng và dày lên để đủ sức hỗ trợ tử cung, nâng đỡ trọng lượng bé, nước ối, nhau thai, ...
Đau dây chằng xuất hiện nhiều hơn ở vùng bụng dưới, có khi đau sâu trong háng, kéo dài lên phía trên và ra phía ngoài hai bên đầu hông, có thể đau ở một hoặc cả hai bên bụng của mẹ bầu, có thể là đau nhói hoặc đau âm ỉ.
Dấu hiệu nhận biết
Có rất nhiều triệu chứng đặc trưng để mẹ nhận biết mình đang bị đau dây chằng:
Đau khi đột ngột thay đổi vị trí
Đau khi đứng hay ngồi lâu
Đau khi làm việc hoặc đi bộ quá nhiều
Cơn đau diễn ra thường xuyên ở vùng xương chậu, khung xương chậu, lưng đùi
Có cảm giác nặng trịch ở vùng xương chậu, có cảm giác con sắp chào đời
Xuất hiện nhiều ở các mẹ đã sinh con rạ hơn là mẹ mới mang thai lần đầu.
Đau dây chằng khi mang thai chỉ nguy hiểm khi đi kèm các triệu chứng khác như đau dữ dội, đau kéo dài, chảy máu, co thắt, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, ói mửa... Mẹ cần thông báo ngay cho người nhà để được đưa tới cơ sở y tế gần nhất.
Dây chằng tử cung yếu
Dây chằng tử cung yếu có thể coi là dấu hiệu quan trọng để biết mẹ có bị sa tử cung hay không. Sa tử cung là tình trạng tử cung không còn ở vị trí bình thường mà tụt xuống phía dưới âm đạo. Khi bị sa tử cung, các cơ và các dây chằng này bị kéo giãn và trở nên quá yếu không giữ nổi tử cung.
Dấu hiệu nhận biết: Thông thường bà bầu sẽ cảm thấy đau bụng lâm râm, xuất huyết trong ổ bụng, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, đau tử cung, mất cảm giác với thai nhi trong bụng...

Đau cơ bụng trên khi mang thai
Ngoài các triệu chứng buồn nôn, ốm nghén, đau lưng, phù chân thì rất nhiều bà mẹ có triệu chứng tượng đau bụng trên rốn khi mang thai. Đau bụng trên rốn khi mang thai thường ở vị trí vùng thượng vị, đây là vị trí đâu được các bác sĩ chẩn đoán thường là do các bệnh lý về dạ dày, gan mật, đường ruột và bệnh lý về tim, phổi.
đau dây chằng khi mang thai
Đau cơ bụng trên đi kèm một số triệu chứng nôn, ói hay đau kéo dài có thể là do bệnh lý nguy hiểm
Hiện tượng đau bụng trên khi mang thai khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hiện tượng này, mẹ chỉ nên lo lắng khi việc đau ở vùng bụng hoặc bị co thắt vùng bụng có thể là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn đồng thời cảm thấy nhiều triệu chứng khác nữa.
Một số biện pháp khắc phục hiệu quả
Dùng đai đỡ bụng khi phải di chuyển nhiều như là một cách để hỗ trợ dây chằng trong quá trình nâng đỡ tử cung đầy vất vả. Nhưng cũng không nên quá lạm dụng loại đai này vì khi đó các cơ được hỗ trợ sẽ làm việc ít đi, có thể kéo theo những hệ quả về vấn đề trương lực sau khi sinh. Ngoài ra mẹ có thể áp dụng một số cách sao:
Đi bộ thường xuyên là cách đơn giản mà hiệu quả nhất để giảm các cơn đau. Mẹ nên dùng giày thể thao chuyên dụng hoặc giày đế bệt để giảm độ cong của lưng.
Đắp khăn nóng vào vùng bụng dưới
Ngâm mình trong nước ấm hoặc tắm vòi sen
Cong đầu gối về phía bụng cho đỡ đau, nằm nghiêng một bên khi ngủ, đặt gối mỏng kê bên dưới bụng, đặt một gối khác giữa hai chân và sau lưng để nâng đỡ bụng và cả cơ thể.
Nếu đau khi đang ngồi nên lập tức thay đổi tư thế, như đứng lên đi nhẹ nhàng tới lui và cố gắng nghỉ ngơi.
Mặc quần áo rộng rãi thoải mái...
Đau dây chằng khi mang thai là hiện tượng phổ biến và sẽ tăng cấp độ như việc đau lưng bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ nên biết một số mẹo cơ bản để có thể "sống chung với lũ" nhé!

Theo Marrybaby

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Từ A-Z về bệnh nhân xơ tử cung phụ nữ cần phải biết (8/11)
 Rỉ ối bao lâu thì sinh? (6/11)
 5 dấu hiệu nhận biết phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (2/11)
 Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu tránh sảy thai (31/10)
 Máu báo thai ra trong mấy ngày khẳng định mẹ có tin vui? (27/10)
 Tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non vì cổ tử cung ngắn (24/10)
 Tiên lượng khả năng sinh sản nhờ xét nghiệm AMH (23/10)
 Tăng khả năng sinh con trai nhờ uống aspirin trước khi quan hệ (18/10)
 Loại bỏ lo lắng vô sinh cho phụ nữ gặp rắc rối về trứng (16/10)
 Tìm hiểu mối nguy mang tên nhau cài răng lược (13/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i