Mang thai và sinh đẻ
   Nhận diện chính xác bệnh viêm đường tiết liệu khi mang thai
 

Bệnh viêm đường tiết liệu có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào nhưng trong thời kỳ đầu mang thai nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Khoảng 80% người bệnh có biểu hiện viêm đường tiết niệu với các triệu chứng như đau rát, tiểu buốt...


Các số liệu thống kê gần đay, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm đường tiết liệu cao gấp 5 lần so với nam giới. 50% số phụ nữ trưởng thành phải đi khám và điều trị căn bệnh viêm đường tiết niệu trong đời. Phụ nữ khi mang thai có nguy cơ cao hơn cả.

Để biết được bản thân có đang mắc bệnh hay không, cách tốt nhất là khám sức khỏe định kỳ. Thông qua các chỉ số như Leukocytes bác sĩ sẽ biết chính xác tình hình của mẹ.


Viêm đường tiết liệu khi mang thai cần cẩn trọng trong cách điều trị

Leukocytes là gì?
Y khoa hiện đại định nghĩ Leukocytes là chỉ số bạch cầu, một phần của hệ miễn dịch. Khi chỉ số bạch cầu trong nước tiểu tăng có nghĩa là cơ thể đang lên tiếng báo trước về tình trạng sức khỏe không được tốt. Bạn có thể mắc một số bệnh như:

Nhiễm trùng bàng quang: Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và nhân lên trong bàng quang là lúc chị em có nguy cơ bị nhiễm trùng nước tiểu.
Sỏi thận: Không phải tự nhiên nước tiểu chứa nhiều chất khoáng hòa tan và muối. Đó là dấu hiệu của người có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.
Tắc nghẽn đường tiết niệu: Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây ra hiện tượng tiểu ra máu và gây ra do sỏi thận, khối u hoặc các vật chất bên ngoài khác.
Có thai: Bà bầu thường có mức độ bạch cầu trong máu cao hơn bình thường. Nhưng có một số trường hợp đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cần được chẩn đoán sớm.
Khi mẹ bầu bị viêm đường tiết liệu
Sau 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm bà bầu dễ bị viêm đường tiết liệu. Nguyên nhân là do bàng quang của thai phụ bị thai nhi chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm.

Triệu chứng nhận biết:

Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Đau xương chậu, đau lưng và bụng
Buồn nôn, nôn ói, thường dễ nhầm với ốm nghén
Run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hôi
Tùy vị trí bị nhiễm khuẩn (bàng quang, niệu quản hay bể thận) mà có sự ảnh hưởng khác nhau tới quá trình mang thai. Khoảng 25% các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng. Một số trường hợp có thể dẫn đến động thai, sẩy thai đặc biệt vào những tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai.

Trường hợp nguy hiểm nhất là viêm thận - bể thận dẫn đến đẻ non, thai chết trong tử cung nếu chẩn đoán muộn và điều trị không tích cực.

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì cho bà bầu?
Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên mẹ bầu cần tới ngay bệnh viện để khám và điều trị. Tại đây, tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn cho mẹ một số loại thuốc kháng sinh để dùng cho tới khi hết viêm nhiễm.

bệnh viêm đường tiết liệu 2
Tất cả các loại thuốc bà bầu uống đều cần có chỉ định từ bác sĩ

Một số loại kháng sinh được sử dụng cho phụ nữ mang thai mà không gây ảnh hưởng tới thai nhi như:

Ampicillin
Erythromycin
Amoxcillin + Axit clavulanic
Cephalexin + Nitrofurantoin
Một khi đã dùng thuốc mẹ cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, bỏ thuốc hay kéo dài thời gian uống.
Cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai
Nếu chỉ nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại trú với thuốc kháng sinh như trên dưới sự theo dõi hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh có tiển triển tốt thì sau đợt điều trị mẹ sẽ được kiểm tra lại nước tiểu.

Đối với thể viêm thận - bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực tại bệnh viện. Tại đây mẹ được thăm khám đầy đủ cả về tiết niệu và sản khoa, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu...

Cùng với việc xử trí các triệu chứng về tiết niệu cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai... Nếu có nguy cơ dọa xảy thai thì cho thuốc chống co bóp tử cung.

Cách phòng tránh bệnh khi mang thai là:

Kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần
Vệ sinh sinh dục hằng ngày
Không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu
Nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, khi đi đại tiện
Khi vệ sinh vùng âm hộ - hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau
Uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết liệu khi mang thai không có cách nào phòng tránh hiệu quả 100%. Tìm hiểu thông tin và hiểu đúng về bệnh sẽ giúp mẹ có thai kỳ an toàn hơn.

Theo marrybaby

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 động tác trong 1 phút "tạm biệt" đau lưng sau sinh tức thì (30/1)
 Lều xông hơi sau sinh, lợi thì có lợi nhưng phải thử mới tin! (24/1)
 Chỉ số nước ối bao nhiêu là bình thường? (16/1)
 Bà bầu bị quai bị, lưu ngay bài thuốc dân gian trị bệnh dứt điểm này (8/1)
 Bà bầu không nên chủ quan khi bị đau rát cổ họng (5/1)
 Những cột mốc khám thai định kỳ bà bầu không nên bỏ lỡ (2/1)
 Muốn sinh con thông minh hơn người, mẹ phải ghi nhớ 5 điều này (19/12)
 Bà bầu uống nước ngọt, tăng nguy cơ hen suyễn cho con (19/12)
 Tràn dịch màng phổi mẹ không hiểu rõ, con sẽ nguy hiểm tính mạng (19/12)
 Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu (7/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i