Dinh dưỡng
   Giúp trẻ hết biếng ăn
 

Trẻ biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Biếng ăn do trẻ có bệnh lý kèm theo như bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa.Trẻ đau trong viêm loét tại chỗ niêm mạc lưỡi, miệng, họng...

Tình trạng nhiễm khuẩn dẫn tới ức chế các enzym tiêu hóa. Trẻ biếng ăn do thiếu các vitamin hay các yếu tố vi lượng cấu thành các enzym tiêu hóa hay gặp là thiếu vitamin B1, Fe, kẽm... Và nguyên nhân tâm lý đòi hỏi các bậc cha mẹ phải biết cách xử trí phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. Thuốc điều trị biếng ăn cho trẻ chỉ có tính hỗ trợ tạm thời.

Chế biến thức ăn cần phù hợp theo độ tuổi của trẻ

Các bậc cha mẹ cần thiết kế bữa ăn theo tháng tuổi của trẻ, không cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít. Đồng thời cho trẻ ăn thức ăn đa dạng. Khi thay đổi thức ăn cho trẻ, cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn mà trẻ thích. Không nên kéo dài thời gian cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn.

Trẻ ăn nước rau, nước thịt, nước hầm xương mà không ăn phần cái trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng, trẻ ăn ít hơn nhu cầu cần phải cung cấp. Bên cạnh đó, một số cách chế biến món ăn cho bé sai như: pha sữa quá đặc, pha bột vào sữa, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm rau củ; bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm hoặc cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi hay cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến 2-3 tuổi hoặc ăn cơm quá sớm trong khi trẻ chưa đủ răng để nhai cơm…  khiến cho trẻ khó tiêu hóa dẫn đến trẻ sợ ăn. Cho bé ăn đặc dần để phát triển cơ nhai và có thể ăn thức ăn đặc khi bé đã mọc đủ 20 răng sữa (thường sau 24 tháng tuổi).

Khi trẻ biếng ăn, nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng chia làm nhiều bữa.

Biếng ăn do sinh lý là hiện tượng trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi... Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường. Trẻ mọc răng, nhiệt miệng hay bị một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm mũi, viêm họng, viêm amidan...) khi sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây biếng ăn tạm thời cho trẻ.

Do vậy, khi trẻ bị bệnh nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, thức ăn lỏng và mềm, dễ tiêu hóa. Kết hợp với bữa ăn cần cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là sữa, các loại nước hoa quả tươi có đường để cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ bị ốm. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ có nguy cơ thiếu hụt như kẽm, selen , vitamin nhóm B, vitamin A, D... theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Với trẻ từ sau 24 tháng tuổi, nên tẩy giun 6 tháng một lần.

Điều trị cho trẻ biếng ăn

Có những trường hợp điều trị dễ dàng nhưng cũng có những trường hợp rất khó khắc phục. Điều quan trọng là điều trị nguyên nhân, điều trị bệnh lý khi trẻ ốm. Khám bác sĩ để điều trị ngay, tránh để bệnh nặng rồi mới chữa ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ; Thay đổi chế độ ăn, cách chế biến thức ăn luôn giữ ở mức cân bằng phù hợp theo độ tuổi, chú ý ăn đa dạng thức ăn, vừa kích thích ngon miệng, vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết; Động viên khích lệ trẻ, liệu pháp tâm lý từ cha mẹ và người thân khi chăm sóc trẻ… Ngoài ra, có thể dùng men vi sinh trong trường hợp trẻ biếng ăn do bị rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, loạn khuẩn do dùng kháng sinh. Bên cạnh đó, khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ cũng có thể bổ sung một số vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, các vitamin nhóm B.

Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn.

Lời khuyên của thầy thuốc

Các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng về sự tăng trưởng của con khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi trong khi hàm lượng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của các gia đình là khác nhau. Do vậy, cha mẹ không nên ép trẻ ăn mà cần cung cấp cho trẻ khẩu phần ăn đa dạng, còn ăn bao nhiêu là phụ thuộc vào cơ thể của trẻ có hấp thu được hay không. Trẻ sẽ ăn một lượng thức ăn phù hợp với khả năng hấp thu của bản thân mình, mọi sự ép buộc đều có thể dẫn tới tác động ngược lại. Nếu trẻ vẫn phát triển bình thường, tăng cân và chiều cao tốt nghĩa là lượng thức ăn đã được cung cấp đủ.

Khi trẻ biếng ăn không xác định được nguyên nhân (biếng ăn bẩm sinh): trẻ ăn ít hơn nhu cầu cần phải cung cấp nên trẻ có thể suy dinh dưỡng, thấp còi, những trẻ này không bao giờ đòi ăn, cha mẹ cần đưa trẻ đến phòng khám nhi khoa để được tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng. Tích cực và chủ động cho trẻ ăn theo khẩu phần để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ.

BS. Lê Thị Hương

 

Theo Sức khỏe & Đời sống

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 bí quyết dành cho bé lười ăn mẹ nên biết (20/9)
 Sử dụng nước đúng – bí quyết giữ gìn sức khỏe (15/9)
 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học và hợp lý (12/9)
 Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhỏ lúc giao mùa (8/9)
 Viện Dinh dưỡng Quốc gia phổ cập kiến thức nuôi con trên internet (1/8)
 Dinh dưỡng tối ưu trong 5 năm đầu đời quyết định tương lai của con (25/7)
 Sai lầm tai hại của mẹ khi con đã lớn nhưng vẫn cho ăn cháo vì sợ hóc nghẹn (11/7)
 Top những thực phẩm vàng giúp bé ăn no ngủ say (23/6)
 Trẻ thấp còi thành cao lớn chỉ với thứ rẻ tiền này (22/6)
 Ăn quả này thường xuyên bố mẹ lùn mấy con vẫn cao lớn vượt trội (21/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i