Giáo dục mầm non
   Giáo dục mầm non chịu nhiều thiệt thòi: Thay đổi để đảm bảo công bằng cho trẻ (Bài 3)
 

Nhiều ý kiến cho rằng cần phải đảm bảo đầu tư ngân sách cho mọi trẻ em kể cả học trường công hay tư, có chính sách hỗ trợ hệ thống trường mầm non ngoài công lập phát triển.


Phải đảm bảo đầu tư ngân sách cho mọi trẻ em dù học trường công hay tư


Hỗ trợ theo đầu trẻ, không phân biệt công - tư

GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng việc có các cơ sở mầm non công lập để đáp ứng hết nhu cầu gửi trẻ của người dân là điều bất khả thi, vì hiện nay chúng ta mới chỉ đáp ứng được khoảng 25%, kể cả khu vực không đảm bảo chất lượng ngoài công lập thì vẫn còn thấp rất xa so với nhu cầu gửi trẻ của người dân.


Bà Lê Minh Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT, cũng cho rằng các nước đều chi ngân sách cho giáo dục mầm non trên đầu trẻ, không phân biệt công hay tư nên công bằng hơn rất nhiều. Còn theo bà Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, phải tăng cường giám sát việc chi ngân sách cho giáo dục như thế nào, có tiếp cận được theo hướng đầu tư theo đầu trẻ hay không. Nếu mọi chính sách cứ đưa vào trường công thì phụ huynh sẽ chỉ đua nhau cho con vào hệ thống công lập để được hưởng chính sách. "Phải thay đổi hướng tiếp cận thì mới thay đổi được hướng đầu tư. Cách tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em thì học công lập hay ngoài công lập vẫn phải đảm bảo sự đầu tư cơ bản của nhà nước", bà Minh nói.


Tạo điều kiện cho khối ngoài công lập phát triển

Việc hỗ trợ cho các cơ sở mầm non tư thục hình thành và phát triển cũng được nhiều chuyên gia đề xuất như giải pháp trước mắt để san sẻ gánh nặng với các trường công lập, đồng thời đảm bảo đủ chỗ gửi trẻ có chất lượng.


Bà Hồ Lam Hồng, Viện Nghiên cứu sư phạm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nhận định: Hệ thống quản lý nhà nước hiện nay quá tập trung vào hệ thống công lập, trong khi hệ thống tư thục thường chia sẻ họ cảm thấy như bị "bỏ rơi". Tôi tâm sự với nhiều nhà đầu tư, họ cho biết không có quy hoạch rõ ràng về hệ thống trường, trường tư không được hỗ trợ khiến các nhà đầu tư rất nản lòng, họ không muốn đầu tư xây trường mầm non với quy mô lớn mà chỉ muốn mở các nhóm lớp nhỏ lẻ".


Bà Hồng chia sẻ thêm: "Các nhóm lớp này vừa dễ tuyển sinh vì chi phí thấp, không bị kiểm tra gắt gao về chất lượng nên lợi nhuận tốt hơn. Tôi biết có chủ nhóm lớp mầm non tư thục là chủ quán karaoke, họ thấy đầu tư vào mô hình này có lợi nên bỏ tiền ra đầu tư".


GS Đào Trọng Thi cũng cho rằng mục tiêu trước mắt là cần khuyến khích tạo điều kiện cho khối giáo dục mầm non ngoài công lập. "Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ về đất đai, tín dụng, bồi dưỡng đào tạo giáo viên. Cần tăng cường quản lý chặt chẽ và tạo điều kiện để các trường mầm non tư đăng ký hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn cho trẻ", ông Thi đề xuất.


Bà Lê Minh Hà nhận định: "Phải được tạo điều kiện thì họ mới chuyên tâm đầu tư cho chất lượng".


Bà Ngô Thị Minh cũng chỉ ra rằng văn bản pháp luật về hỗ trợ cho hệ thống trường ngoài công lập phát triển đã có từ lâu, nghị quyết về xã hội hóa giáo dục ra đời từ năm 2005 đến nay nhưng vẫn chưa thực hiện được, việc chuyển đổi cơ chế đầu tư cho các cơ sở công lập trực tiếp cho người thụ hưởng vẫn chưa làm được.


Xây dựng khu đô thị mới phải có ý kiến của sở GD-ĐT
Ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết sau nhiều bất ổn ở các cơ sở nhóm lớp tư thục, tới đây Hà Nội sẽ phải tăng cường trách nhiệm cho các trường công lập về giám sát, hỗ trợ chất lượng chuyên môn cũng như hoạt động của các nhóm lớp mầm non. Sở GD-ĐT Hà Nội đang rà soát để điều chỉnh quy hoạch trường lớp trên toàn TP, trong đó có chú trọng tới giáo dục mầm non bởi đây là bậc học đang thiếu trường lớp nhiều nhất. "Trong tháng 3 sẽ phải xong điều chỉnh quy hoạch của tất cả các quận huyện", ông Quang cho hay. Cũng theo ông Quang, theo quy định mới của UBND TP, khi phê duyệt xây dựng các khu đô thị mới trên địa bàn TP sẽ phải có ý kiến của Sở GD-ĐT về việc xây dựng trường lớp như thế nào để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn đó, tránh tình trạng nhà cao tầng mọc lên ầm ầm nhưng vẫn "trắng" trường học.


Theo TN

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giáo dục mầm non nhiều thiệt thòi: Giáo viên thiếu cả lượng lẫn chất (Bài 2) (13/3)
 Giáo dục mầm non chịu nhiều thiệt thòi ( Bài 1 ) (10/3)
 Khánh Hòa hướng dẫn triển khai chương trình giáo dục mầm non sửa đổi (8/3)
 Chấn chỉnh những vi phạm ảnh hưởng đến an toàn của trẻ mầm non (7/3)
 Sơn La: Rà soát, lập kế hoạch trường lớp tiểu học, nhu cầu mở nhóm trẻ (6/3)
 Lòng tin bị "đánh cắp" sau chiếc camera ở trường mầm non? (3/3)
 Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (2/3)
 Chuyện thiếu trường, thiếu lớp ở một phường của Thủ đô (1/3)
 Xây dựng Dự thảo Nghị định quy định môi trường giáo dục an toàn (28/2)
 Giáo viên mầm non: ‘Tôi được cho tiền để không đánh trẻ’ (27/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i