Sức khoẻ
   Con mới đi học, nhiều bố mẹ 'ốm' theo chỉ vì “bệnh nhà trẻ”.
 

Cứ đi lớp là trẻ bị ốm, các chuyên gia gọi đây là "bệnh nhà trẻ". Phụ huynh phải biết cách để cả nhà không vất vả.

Con mới đi lớp, mẹ "ốm" theo
Con gái tròn 2 tuổi, chị Minh Hà (Q. Ba Đình, Hà Nội) cho con đi nhà trẻ để đi làm thuận lợi hơn. Ngày đầu tiên đi học, con tỏ ra rất vui. Tuy nhiên, niềm vui đó chỉ kéo dài được vài ngày. Một tuần sau, chị buộc phải cho con nghỉ ốm. Con ốm, ông bà ở dưới quê chưa kịp lên, chị Hà phải xin nghỉ làm ở nhà trông con.


Trong vòng một năm đầu tiên đi nhà trẻ, con chị Hà nghỉ ốm không biết bao nhiêu lần, chủ yếu ốm do là mấy bệnh ho, sổ mũi, sốt. Bé nghỉ ốm nhiều đến nỗi cô giáo đùa là "học sinh chuyên cần...nghỉ nhất lớp".


"Chẳng biết lý do vì sao mà con ốm nhiều đến thế? Tôi cho con đi khám, bác sĩ thường hỏi bé có đi lớp không? Khi biết bé đi lớp, bác sĩ có lần đã khuyên tôi nên cho bé nghỉ lớp để tránh bị lây "bệnh nhà trẻ", chị Hà tâm sự.


Trên mạng xã hội, rất dễ để bắt gặp những dòng trạng thái các mẹ công sở than thở con ốm khi mới bắt đầu đi lớp. Các bé ốm chủ yếu do mắc bệnh đường hô hấp. Mỗi khi con ốm, cả gia đình lao đao theo, bố mẹ bị ảnh hưởng đến công việc.


Chị Thu Phương (Q. Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, nhiều hôm chị phải viện ra đủ lý do để "trốn" công sở về sớm chăm con ốm. "Chưa kịp vui mừng vì con đi nhà trẻ thì lại lo con ốm. Chơi chung đồ chơi, bé này lây cho bé kia, cứ đi lớp là ốm. Trong khi bố mẹ không thể nghỉ làm. Nhiều khi tôi bị stress mỗi khi cho con đi lớp", chị Phương nói.


"Bệnh nhà trẻ" cần phòng tránh thế nào?

Các chuyên gia gọi hiện tượng các bé ốm mỗi khi đi lớp là "bệnh nhà trẻ". Nhằm ám chỉ một số bệnh truyền nhiễm mà thường lây ở nhà trẻ, hay gặp hơn cả là bệnh cúm lây qua đường hô hấp.


"Mấy chục trẻ cùng hít thở chung trong một môi trường. Sức đề kháng của trẻ em còn nhiều hạn chế. Trong khi virus cúm lây qua đường hô hấp, nó có nhiều chủng, loại, nhiều type và các biến thể khác nhau, không có sự miễn nhiễm đặc hiệu cho từng loại, không có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị triệu chứng là chính, sử dụng kháng sinh, kháng viêm phòng bội nhiễm hay chỉ khi có biến chứng. Đây là lý do khiến trẻ dễ mắc bệnh cúm khi đi nhà trẻ", bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hải phân tích.


Triệu chứng đầu tiên của "bệnh nhà trẻ" là chảy mũi nước trong, hắt xì, ho khan, đôi khi có sốt, bỏ ăn, lười vận động hoặc hay quấy khóc. Theo BS Hải, ở ngay giai đoạn này nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh sẽ biến chứng thành viêm phế quản, viêm tai giữa. Lúc này, bé có biểu hiện ho có đàm vàng hoặc xanh, ho kèm nôn (vì không biết khạc đàm), ho nặng tiếng khò khè, nước mũi xanh, đặc quánh.


"Các nước phát triển coi "bệnh cúm" ở nhà trẻ là một việc hệ trọng. Mỗi khi có bé chảy mũi, ho, sốt... là báo động toàn trường, cách ly em bé ngay, trả về gia đình và thường xuyên liên lạc cho đến khi khỏi hẳn mới cho nhập trường trở lại. Hiện nay, nhiều phụ huynh chưa hiểu hết điều này. Thậm chí, có trường hợp, con không chịu uống thuốc, cha mẹ còn gửi thuốc cho cô giáo cho bé uống giúp", bác sĩ Hải so sánh.


Theo đó, con chưa khỏi hẳn bệnh đã phải đi lớp. Đi lớp chơi chung với bạn đang chớm bệnh hoặc đã mắc bệnh và cứ thế lại lây chéo hết đợt này sang đợt khác. Cứ thế tạo thành một cái vòng luẩn quẩn là bé bị bệnh nhà trẻ quanh năm cho đến khi hết tuổi nhà trẻ. Cho nên nếu trẻ bị ốm cần cho trẻ nghỉ và điều trị khỏi hẳn rồi mới đi học.


Bác sĩ Hải khuyên cáo: "Phụ huynh nhất thiết phải cho con đi khám mỗi khi con có biểu hiện ho, chảy mũi để được điều trị đúng cách, tránh bệnh nhẹ biến chứng thành bệnh nặng. Bên cạnh đó, vì một môi trường nhà trẻ an toàn, cha mẹ cũng cần sắp xếp công việc, người trông nom để tránh lây nhiễm chéo cho bé khác trong lớp".


Theo SK&ĐS

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Để trẻ em bẩn hay sạch tốt hơn? (10/3)
 Trẻ có nguy cơ rối loạn hành vi vì miếng dán chống nôn (8/3)
 Trẻ bị rối loạn chú ý dễ nổi nóng, thiếu tập trung: Cha mẹ cần phải làm gì? (7/3)
 Bạn sẽ không còn sợ con ốm sau khi đọc và biết số lần ốm trong 1 năm CHUẨN của trẻ (6/3)
 Những thói quen xấu từ thuở lọt lòng khiến lớn lên bé kém thông minh (3/3)
 Trẻ em bỏ ăn sáng liệu có dễ bị sâu răng hơn có phải không? (2/3)
 Thực phẩm thiếu lành mạnh là "khắc tinh" của sức khỏe: Đây là những món ăn cần hạn chế (1/3)
 Các mẹ lưu ý: Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước chẳng khác gì hại con! (28/2)
 9 triệu chứng cảnh báo vấn đề nghiêm trọng ở trẻ em, nhất định không được bỏ qua (27/2)
 5 dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em (24/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i