Sức khoẻ
   9 triệu chứng cảnh báo vấn đề nghiêm trọng ở trẻ em, nhất định không được bỏ qua
 

Rất nhiều biểu hiện ở trẻ em là không đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số sẽ là báo hiệu cho những vấn đề nghiêm trọng đang xảy, các bà mẹ không nên bỏ qua.


Khi trẻ có những triệu chứng dưới đây, hãy đưa con bạn đến gặp bác sĩ nếu có biểu hiện kéo dài.

1. Thiếu đáp ứng với những âm thanh ồn ào
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể cho bạn biết nếu chúng nghe không rõ. Nếu bạn nhận thấy rằng con mình không bị làm ảnh hưởng hoặc không đáp ứng với âm thanh ồn ào, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi để kiểm tra thính giác.


2. Mất thính lực

Với sự phổ biến của các thiết bị âm nhạc, âm thanh, trò chơi video, truyền hình, và những con phố ồn ào, thính giác của trẻ có thể gặp nguy hiểm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC), khoảng 12,5 % trẻ em lứa tuổi 6-19 bị tổn thương thính giác vĩnh viễn do tiếp xúc với tiếng ồn lớn.


Khi các con bạn sử dụng tai nghe, chú ý đừng để chúng nghe quá 50% âm lượng. Với TV, trò chơi video, và phim ảnh cũng tương tự. Làm giảm thời gian ồn ào càng nhiều càng tốt.


3. Khó tập trung

Em bé cũng không thể nói với bạn rằng chúng nhìn mờ. Nhưng bạn có nhiều cách để biết. Nếu bé dường như không bao giờ tập trung ánh mắt vào một vật gì đó hay mất nhiều thời gian khó khăn để chạm tói bàn tay hay khuôn mặt của bạn, hãy nói cho bác sĩ biết.


Với trẻ đang ở tuổi đi học, nếu trẻ có biểu hiện nheo mắt, khó đọc hay ngồi rất gần với ti vi, liên tục dụi mắt cũng là có thể do vấn đề thị lực.


4. Sốt cao và đau đầu dữ dội

Trẻ em thường bị sốt do virus hay các nhiễm khuẩn nhẹ thường không đáng lo. Nếu trẻ sốt cao, có vẻ đau đầu nghiêm trọng, khó mà mở mắt ra nhìn một thời gian lâu, đó có thể là dấu hiệu của viêm màng não. Hãy ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời.


5. Đau bụng
Nhiều trẻ thường xuyên bị đau bụng, nhất là khi ăn những món mới, hay nấu món ăn theo cách chế biến mới. Nếu trẻ đau nhiều, ôm bụng khóc lóc, đau khi chạm vào bụng, có thể kèm nôn và tiêu chảy thì trẻ có nguy cơ mắc viêm ruột thừa cấp.


6. Mệt mỏi cao độ

Con bạn mệt đến mức dường như không còn đủ sức để làm gì, có thể đáng lo, ngoại trừ thức đêm muộn triền miên. Nếu kéo dài, có thể liên quan đến một số vấn đề như thiếu máu, rối loạn hấp thu, đau đầu, trầm cảm. Bạn cũng cần nhẹ nhàng, gần gũi để tìm hiểu các vấn đề tâm lý, xã hội và các mâu thuẫn học đường.


7. Vấn đề về hô hấp

Đồng hành cùng ô nhiễm môi trường, số lượng trẻ mắc hen suyễn ngày càng tăng. Dấu hiệu gặp phải là khó thở khi tập thể thao hay chơi đùa, thở hổn hển, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp lâu khỏi. Nếu trẻ có biện hiện trên, hãy đưa trẻ tới bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn chăm sóc.


8. Sụt cân

Nếu khối lượng thay đổi ít thì không phải điều đáng lo nhưng sụt cân đáng kể không giải thích dược lý do thì cần đi khám.


9. Thường xuyên khát nước

Nhu cầu uống nước của trẻ tăng lên bất thường, kèm theo tiểu nhiều, ăn nhiều vẫn gầy thì trẻ có thể mắc tiểu đường loại 1.


Có thể nói, các bệnh lý ở trẻ thường biểu hiện không rõ ràng và khó chẩn đoán. Nếu bạn không có sự chú ý đúng mực thì bạn có thể bỏ qua các dấu hiệu nguy hiểm. Vì vậy, bác bậc phụ huynh không thể chủ quan mà để xảy ra sự việc đáng tiếc.


Theo SK&ĐS

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em (24/2)
 'Ngã ngửa' với vi khuẩn trong bình nước cá nhân như bệ bồn cầu (23/2)
 5 món đồ ăn vặt 'ngậm' hóa chất cực độc (22/2)
 4 hiểu lầm tai hại về cân nặng của trẻ mà mẹ nào cũng mắc phải (21/2)
 8 quy tắc an toàn, bố mẹ nào cũng phải thuộc lòng để không ân hận (20/2)
 Khi mát xa tránh làm bé quá căng thẳng mà cần đáp ứng những gì bé muốn (17/2)
 “10 nguyên tắc vàng” giúp con khỏe mạnh. (16/2)
 Bé có dấu hiệu này, mẹ nhất định phải đưa đến viện nếu không sẽ ân hận cả đời (15/2)
 Những nguyên nhân có thể khiến bé quấy khóc (14/2)
 Ngủ trưa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn (13/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i