Giáo dục mầm non
   Chính sách nâng cao chất lượng GDMN cho nhóm trẻ ngoài công lập
 

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa - nhấn mạnh: Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo tăng cường công tác quản lý các cơ sở Giáo dục Mầm non ngoài công lập, đảm bảo an toàn cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non, yêu cầu các sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng Giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, kịp thời phát hiện và kiên quyết đình chỉ các nhóm lớp tư thục không đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.


Đồng thời, hội thảo cũng cần có những trao đổi, thảo luận trọng tâm về đề án "Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020" với mục tiêu hỗ trợ việc kiện toàn, phát triển nhóm trẻ độc lập, tư thục tại khu vực công nghiệp, khu chế xuất nhằm góp phần hỗ trợ nữ công nhân lao động có con dưới 36 tháng tuổi.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội thảo


Mầm non ngoài công lập giảm gánh nặng cho trường công lập

Hội thảo đã tập trung, trao đổi một số nội dung như: Cơ chế chính sách hỗ trợ cho các nhóm trẻ độc lập, tư thục; chế độ chính sách nhằm nâng cao năng lực của nhà trường trong việc tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 24 tháng tuổi ở khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư; Giải pháp phát triển thành trường mầm non đối với những nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục có quy mô lớn; Khó khăn hạn chế trong việc thực hiện thủ tục cấp phép thành lập, cấp phép hoạt động với loại hình cơ sở giáo dục mầm non; ...


Phát biểu tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Bá Minh cho rằng: "Cần có những nhận thức mới trong việc huy động trẻ đến trường của phụ huynh.


Hiện nay, cần đánh giá đúng vai trò của các nhóm lớp mầm non ngoài công lập, đặc biệt, nhiều trường có mức học phí mà người lao động khó đáp ứng để cho trẻ đến trường.


Câu hỏi đặt ra trong thời gian tới, có nên tăng cường các nhóm lớp ngoài công lập không và nếu không phát triển được thì cần có giải pháp nào cho các trường ngoài công lập hiện tại phát triển hơn nữa?


Về các văn bản chỉ đạo, các trường cũng cần có những phối hợp kịp thời trong công tác quản lý, ổn định lâu dài về các mối quan hệ chặt chẽ từ phường, xã hay đơn vị y tế, hội phụ nữ, công an để xây dựng công tác quản lý bền chặt, xây dựng mạng lưới hệ thống các trường mầm non ngoài công lập phát triển".


Với tình trạng số lượng các trường mầm non công lập không đáp ứng hết nhu cầu về số lượng quá lớn của trẻ, trường mầm non ngoài công lập ra đời là giải pháp góp phần giảm bớt gánh nặng và tình trạng quá tải cho các trường mầm non công lập, đáp ứng nhu cầu đưa trẻ tới trường, đặc biệt là đối với trẻ ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.


Tham luận tại Hội thảo, bà Lương Thị Biển - Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Ninh - chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp để quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh: "Để quản lý loại hình giáo dục mầm non ngoài công lập chặt chẽ, đúng quy định, Sở GD&ĐT Bắc Ninh đã tăng cường công tác quản lý bằng các giải pháp như tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn;


Tăng cường công tác bồi dưỡng, hỗ trợ loại hình giáo dục mầm non ngoài công lập để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; tăng cường công tác kiểm tra cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; Thực hiện tốt công tác phối hợp và xã hội hóa giáo dục để tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất cho việc duy trì phát triển loại hình giáo dục mầm non ngoài công lập.


Ngoài ra, Sở GD&ĐT Bắc Ninh cũng đã tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện các các công ty, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách để xây dựng và thành lập trường mầm non tư thục ở nơi có điều kiện và khu đông dân cư; chỉ đạo các phòng Giáo dục &ĐT phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tích cực huy động sự hỗ trợ kinh phí của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để tạo điều kiện cho việc duy trì hoạt động và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập".


Chú trọng vệ sinh thực phẩm và bồi dưỡng giáo viên ngoài công lập

Để thành lập các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập cũng cần có sự quản lý chặt chẽ từ các khâu như đào tạo giáo viên, quản lý thực phẩm, an toàn vệ sinh cho trẻ, bồi dưỡng giáo viên...


Chia sẻ những khó khăn về chủ nhóm trẻ, đội ngũ giáo viên, bảo mẫu trong các nhóm lớp độc lập tư thục, bà Đặng Thị Cẩm Tú - Trưởng phòng GD Mầm non Sở GD&ĐT Đà Nẵng - cho biết: Một số chủ nhóm, giáo viên, bảo mẫu chỉ qua đào tạo ngắn ngày, kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên chất lượng giáo dục chưa cao, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng là chủ yếu;


Một số nhóm chế biến thức ăn chưa phù hợp, thực hiện lưu mẫu thức ăn chưa đúng theo hướng dẫn của Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm, chưa đảm bảo quy trình bếp ăn một chiều; nhiều giáo viên chưa có kỹ năng tốt trong chăm sóc, giáo dục trẻ.


Ngoài ra, còn có một số cơ sở chi trả lương, tham gia đóng góp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho giáo viên, bảo mẫu chưa tương xứng với công việc do làm điều kiện địa bàn dân cư có kinh tế khó khăn, thu nhập thấp nên không phát huy hết trách nhiệm đội ngũ trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.


Cần có những chính sách ưu tiên cho các trường tư thục

Ngoài những tham luận, nhiều ý kiến thảo luận đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị lên Bộ GD&ĐT để có nhưng chính sách phù hợp cho địa phương mình, bà Vũ Thị Sen - Hiệu trưởng trường Mầm non tư thục tại Thái Bình - chia sẻ: Các cơ sở tư thục mong muốn có những chính sách ưu tiên, bởi các trường tư thục tại Thái Bình phải bỏ vốn đầu tư 100%. Hơn nữa, cũng cần có những chính sách công bằng giữa các trường mầm non ngoài công lập với công lập.


Với nhiều nhóm lớp mầm non ngoài công lập với những khó khăn về trình độ giáo viên, diện tích đất mở lớp, bảo hiểm cho giáo viên,...bà Đỗ Thị Thu Hằng - Chủ nhóm lớp tư thục mầm non Bình Minh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) - kiến nghị: Trong thời gian tới, mong muốn Bộ GD&ĐT quan tâm về cơ sở vật chất, đặc biệt là đồ dùng đồ chơi cho các đơn vị trường ngoài công lập;


Đồng thời, cần có những lớp tập huấn kỹ năng cho cán bộ quản lý, giáo viên, tiếp cận nhưng phần mềm giáo dục mầm non; có những chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm cho giáo viên yên tâm công tác ổn định lâu dài và những chính sách khen thưởng cho giáo viên gắn bó.


Lắng nghe, ghi nhận những ý kiến, trao đổi tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhận định: Các lớp độc lập tư thục đã có nhiều đóng góp trong công tác giáo dục mầm non. Các đơn vị cũng đã chia sẻ rất nhiều khó khăn, vướng mắc và những tâm tư nguyện vọng trong thời gian tới.


Có nhiều ý kiến rất hay để cùng nhau lắng nghe, học tập nhưng có những ý kiến về chất lượng các chủ nhóm lớp thì cần tùy thuộc vào khả năng của đơn vị mình.


Các nhóm lớp, trường mầm non tư thục cần linh hoạt và ổn định mức học phí, nhất là những địa phương khu chế xuất, công nghiệp cần phù hợp với thu nhập thấp của người lao động. Vấn đề dinh dưỡng cũng cần đảm bảo cho từng nhóm lớp chứ không thể đồng đều chế độ giữa các nhóm độ tuổi;


Có những địa phương làm rất tốt cho các chủ nhóm trẻ, chế độ bình đẳng trong khen thưởng những nhiều địa phương cũng chưa thực hiện được. Trong thời gian tới, các Sở GD&ĐT cần phải có những chỉ đạo cụ thể, kịp thời trong việ thành lập trường, tư cách pháp nhân, các nhóm lớp phải thực hiện theo quy định tạo niềm tin cho phụ huynh. Cùng đó, các đơn vị có trách nhiệm cần có những chính sách xử lý nghiêm với các cơ sở ngoài công lập vi phạm hay có biểu hiện sai phạm.


Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến của các đơn vị để tham vấn chính sách nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục để đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non.


Theo GD&ĐT

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tập trung giải quyết việc thiếu trường mầm non ở khu công nghiệp (3/10)
 Tăng trưởng nóng ở bậc học mầm non: Ngành chủ quản 'bó tay' (30/9)
 Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ mầm non (29/9)
 Ngoại thành cũng quá tải mầm non (26/9)
 Giữ trẻ 6 tháng: Thiếu người nuôi dưỡng (23/9)
 Phú Thọ: Khuyến khích phát triển giáo dục mầm non theo hướng xã hội hóa (22/9)
 Gặp khó vì thiếu phòng học mầm non (21/9)
 Đề án giữ trẻ 6 đến 18 tháng tuổi: Hay nhưng coi chừng... lãng phí (19/9)
 Giáo viên mầm non có thể được hưởng thêm một số phụ cấp (16/9)
 Bến Tre lưu ý tổ chức ăn sáng cho trẻ trong trường mầm non (14/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i