Chăm sóc trẻ
   Những thực phẩm dễ gây ngộ độc cho trẻ ngày Tết
 

Bác sĩ Đinh Thị Bích Thủy- Viện Dinh dưỡng Lâm sàng đưa ra những lời khuyên về việc cho trẻ ăn uống ngày Tết.

Tết là thời điểm trẻ có thể thỏa thích ăn nhiều món ngon, lạ miệng, nhất là bánh kẹo. Đặc biệt, các món ăn ngày Tết thường chứa nhiều chất đạm, đường, dầu mỡ với số bữa ăn tăng đáng kể sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều vấn đề về tiêu hóa. Bên cạnh đó, sự nuông chiều con của bố mẹ cũng có thể làm phá vỡ thực đơn ăn uống hợp lý của trẻ. Do vậy, các mẹ cần có kế hoạch chăm sóc và lên chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lí trong dịp Tết này.

Những thực phẩm tốt cho trẻ

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Bích Thủy- Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, thực phẩm tốt cho trẻ và sẵn có trong ngày Tết là các loại thịt cá, rau củ quả.

- Thịt

"Thịt là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt các động vật như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm,... có chứa nhiều axit amin cần thiết, các chất béo, chất khoáng, vitamin. Các loại thịt khác nhau có hương vị và giá trị dinh dưỡng khác nhau dành cho trẻ", bác sĩ Bích Thủy cho biết.

Thịt bò nạc: Đây là loại thực phẩm chứa một lượng sắt và kẽm rất lớn củng cố sự vững chắc và ổn định não bộ giúp trẻ dễ dàng tập trung và tăng cường trí nhớ hiệu quả. Ngoài ra, thịt bò là nguồn thực phẩm dồi dào cung cấp vitamin B6, B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh. Vì vậy, trong Tết này các mẹ nên đa dạng các món ăn được chế biến từ thịt bò để kích thích khẩu vị giúp bé ăn ngon hơn.

Thịt lợn nạc: "Phần lớn protein đều tập trung trong thịt nạc, ngoài ra còn chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể của trẻ sẽ dễ hấp thụ hemonglobin trong thịt lợn tốt hơn trong thực vật, Vì vậy, thịt nạc có tác dụng bổ sắt hiệu quả hơn rau. Đồng thời, mô xơ của thịt lợn tương đối mềm và có chứa mỡ nên cho trẻ ăn thịt lợn sẽ dễ tiêu hóa", bác sĩ Bích Thủy chỉ rõ tác dụng của thịt lợn đối với sức khỏe của trẻ.

Thịt gà: Ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn chứa các loại vitamin A, B1, B2, C, E, a-xít, can-xi, phốt pho, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, trẻ dễ hấp thụ và tiêu hóa.

- Hải sản

Cá: Nguồn thực phẩm giàu protein và chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe của trẻ như omega 3 axit, DHA và EPA. Theo bác sĩ Bích Thủy, những chất béo trong cá rất quan trọng bởi nó là thành phần quan trọng tham gia vào sự phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ. Thêm vào đó, cá chứa rất ít thành phần chất béo gây hại cho cơ thể của trẻ. Do vậy, các mẹ nên chế biến nhiều món liên quan tới cá trong Tết này.

Tôm: giàu canxi, chứa protein cao hơn so với thịt gia cầm nhưng rất dễ hấp thu. Vì vậy, đây là thực phẩm hoàn hảo dành cho trẻ.

- Rau củ quả

"Cần cho trẻ bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi ngon. Tốt nhất, nên cho bé ăn nhiều các loại cam, quýt, táo chuối, vú sữa, đu đủ. Đây là nguồn cung cấp nước, chất xơ để cân đối khẩu phần ăn nhiều chất béo, đạm, đường trong ngày Tết. Với các loại sinh tố trái cây có thể để trẻ ăn uống thoải mái", bác sĩ khuyến cáo.

Ngoài ra, các mẹ nên cho trẻ sử dụng một số loại sữa có tác dụng làm mát và duy trì chế độ ăn sữa chua hoặc uống sữa của trẻ. Sữa chua sẽ giúp bé dễ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Chế độ sữa hàng ngày có thể cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho bé nếu bé có bỏ bữa chính.

Thực phẩm cần tránh cho trẻ ngày Tết

Trong số rất nhiều món ngon ngày Tết, các mẹ cũng nên hạn chế một số món ăn không có lợi cho sự phát triển của trẻ. Bác sĩ Bích Thủy đã nêu cụ thể những món ăn không nên cho trẻ ăn:

- Mứt

Đây là món ăn "truyền thống" mỗi dịp Tết đến xuân về. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng chủ yếu của mứt lại là đường, tinh bột và một ít chất xơ. "Để làm đẹp cho mỗi món mứt, nhà sản xuất đã sử dụng nhiều hương liệu thực phẩm, chất phụ gia để món mứt có màu sắc sặc sỡ. Ngoài ra, không đảm bảo chắc chắn là mứt được sản xuất có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không nên hạn chế cho trẻ ăn các loại mứt, đề phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm", bác sĩ cho biết.

Nên hạn chế cho trẻ ăn các loại mứt, đề phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. (Ảnh minh họa)

- Các loại hạt

Ngoài ra, món ăn ngày tết ưa thích của người lớn như hạt dẻ cười, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, lạc,... không nên cho trẻ ăn nhiều vì ngoài việc khiến trẻ dễ bị ho, nó còn khiến trẻ có thể bị hóc, sặc.

- Các loại nước ngọt

Ngày tết, nhiều gia đình cho trẻ uống thoải mái các loại nước ngọt có gas với nhiều mùi vị trái cây. Trên thực tế, các loại nước này đều được làm từ đường và mùi hương công nghiệp nên không có lợi cho bé. Nó khiến bé bị đây bụng, bỏ các bữa chính và tạo thói quen xấu.

- Các loại thực phẩm chế biến sẵn

Những thức ăn như lạp xưởng, thịt bò khô,... thường không đảm bảo vệ sinh, dễ bám khói bụi, là môi trường thuận lợi cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Vì thế, không nên cho trẻ ăn nhiều vì dễ khiến các bé bị ngộ độc thực phẩm và dị ứng.

Bác sĩ Bích Thủy nhấn mạnh: "Trong ngày Tết, các gia đình thường có nhiều thức ăn thừa để lại, bảo quản trong tủ lạnh. Sau đó, lấy ra cho trẻ ăn lại khiến bé dễ bị ngán. Thậm chí, thức ăn bị ôi thiu hoặc không đun kỹ sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy, ngộ độc".

Lưu ý đối với các trẻ "đặc biệt"

Trong dịp Tết, tùy thuộc vào thể trạng của từng trẻ mà bố mẹ nên có kế hoạch chăm sóc và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

- Đối với trẻ thừa cân, béo phì

Bác sĩ Thủy cho biết: "Không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo, thịt mỡ như bánh chưng, bánh tét, thịt đông,...Những thực phẩm này sẽ có tác dụng không tốt đối với trẻ, khiến trẻ tăng cân nhanh chóng. Các mẹ nên cho trẻ béo phì ăn nhiều các loại hoa quả, rau xanh".

- Đối với trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân

Cho trẻ ăn đầy đủ, đúng giờ, không bỏ bữa và luôn đảm bảo bữa ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, gồm đạm, tinh bột, vitamin và chất béo. Các thực phẩm giàu năng lượng như nước ngọt, bánh, mứt,... không nhất thiết phải hạn chế nhiều như bé thừa cân. Tuy nhiên, cần khéo léo đưa vào các bữa ăn chính và phụ của bé.

- Đối với trẻ trong độ tuổi bú mẹ

Thông thường, những ngày Tết, các mẹ thường bê trễ việc ăn uống của mình dẫn đến tình trạng không đủ năng lượng để cung cấp đủ sữa cho trẻ. Vì vậy, các mẹ cần chú ý ăn đầy đủ dinh dưỡng như ngày thường, uống nhiều nước, ăn đúng bữa,...

"Các mẹ tránh ăn nhiều thức ăn có nhiều tỏi, tiêu và chất kích thích. Những thực phẩm đó sẽ làm thay đổi mùi của sữa khiến trẻ lạ và không bú mẹ. Nên sử dụng một số món ăn lên men như dưa, kiệu,... sẽ giúp mẹ ăn ngon miệng. Đồng thời, bổ sung nhiều vitamin, kích thích tiết sữa", bác sĩ Thủy cho biết.

Theo Vân Anh (Khám Phá)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 4 thực phẩm 'giết' trí thông minh mẹ vẫn hồn nhiên cho con ăn (2/2)
 Sai lầm nguy hiểm trong việc tắm cho trẻ ngày rét (29/1)
 Những thói quen tối thiểu cha mẹ phải làm vì con (27/1)
 Bố mẹ có thể khiến trẻ tử vong vì những thói quen này trong ngày đại hàn (27/1)
 5 quy tắc khi cho con dùng túi sưởi mẹ bắt buộc phải biết (26/1)
 7 quy tắc mặc đồ cho con không ốm trong ngày đại hàn (26/1)
 Đây là lý do trẻ dưới 2 tuổi không cần dùng gối khi ngủ (25/1)
 8 loại thực phẩm giữ ấm cho trẻ trong những ngày cực lạnh (25/1)
 Bổ Sung Chất Sắt Cho Bé Như Thế Nào? (20/1)
 4 món kết hợp cùng sữa sẽ gây hại cho trẻ! (20/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i