Sức khoẻ
   6 thủ phạm gây ra béo phì ở trẻ
 

Không có gì phải hoài nghi rằng trẻ em đang béo hơn bao giờ hết. Chỉ riêng ở Mỹ, tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ đã tăng gấp đôi và ở thanh thiếu niên tăng gấp bốn, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh. "Ai" đứng đằng sau "dịch bệnh" thế kỷ này? Trang Market Watch đã liệt kê ra 6 "thủ phạm" khiến người Mỹ đang trở nên phát tướng hơn bao giờ hết. Và điều này đúng không chỉ riêng với người dân của đất nước nổi tiếng với nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh này.


Đường

Ảnh: Guardian

"Hung thủ" đầu tiên mà mọi người thường nghĩ đến không gì khác chính là thứ mang lại hương vị ngọt ngào trong những chiếc bánh, những viên kẹo, những lon nước giải khát. Người Mỹ đang tiêu thụ một lượng đường nhiều gấp 30 lần 3 thập kỷ trước, tương đương với mỗi người một năm ăn đến 60kg đường. Báo cáo của Mayo Clinic cho hay 16% lượng calo trong khẩu phần ăn của trẻ là đường thêm vào, vượt xa hơn rất nhiều 5-15% theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng. Điều đáng nói là thêm đường vào bữa ăn tức là đã thêm "empty calo" (calo vô ích) - tức là năng lượng thừa - khiến cho trẻ dễ dàng bị béo phì. Thậm chí đáng lo ngại hơn, theo James Greenblatt, Giám đốc y tế tại Trung tâm điều trị chuyên về rối loạn ăn uống Walden Behavioral Care, đường cũng là một chất gây nghiện, đặc biệt là trong high fructose corn syrup (HFCS - đường ngô dạng nước, một chất làm ngọt). Các nhà sản xuất thực phẩm ở Mỹ thường dùng loại này vì nó rẻ hơn nhiều so với đường mía. Greenblatt khẳng định: "Bạn càng ăn, bạn càng muốn ăn thêm nữa."

Fastfood
Thích ăn ngọt là một điều đáng ngại. Nhưng đường không phải là thủ phạm đáng ngại duy nhất. Thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh cũng đáng ngại chẳng kém, nếu không muốn nói là thậm chí còn đáng lo hơn. Ngày nay, trẻ nhận phần lớn calo từ những chiếc bánh pizza, bánh mì kẹp thịt hay những đùi gà béo ngậy. Tệ hơn là, khi ăn những đồ này, chúng ta không thể thiếu những cốc nước ngọt, bởi chẳng ai ăn toàn đồ mỡ toàn bữa được cả. Chúng đều không phải là "tấm vé lành mạnh" cho sức khỏe. Bác sĩ Wendy Scinta cho biết: Việc chúng gây thừa cân đã là một điều tồi tệ, song việc chúng khiến chúng ta ăn cơm nhà ít đi thậm chí còn tồi tệ hơn nữa. "Bọn trẻ ăn trong xe ôtô, ở trước TV, trong khi nhắn tin...", bà nói. Và càng cô lập trong một thế giới như vậy, bệnh béo phì càng dễ phát triển.

Xem TV, xài smartphone
Một hộ gia đình Mỹ trung bình xem TV tới hơn 8 tiếng một ngày, một sự gia tăng đáng kể so với những năm 1960 khi người ta chỉ dành khoảng 5 tiếng mỗi ngày ngồi trước màn hình. Thậm chí trẻ em còn dành nhiều thời gian xem TV còn hơn cả thời gian ở trường. Càng ngồi lâu trước TV có nghĩa là thời gian dành cho các hoạt động thể thao càng ít đi, do đó khả năng bị béo phì càng tăng lên. Nghiên cứu của Caroline Cederquist, Giám đốc y tế của bistroMD, cho thấy thanh niên xem TV nhiều có khả năng mắc chứng đề kháng insulin càng cao. Đề kháng insulin là tình trạng insulin bị giảm mất hiệu quả tác dụng kiểm soát đường máu so với bình thường, nghĩa là bệnh nhân tuy có nồng độ insulin máu bình thường, thậm chí còn cao hơn cả mức trung bình, nhưng cơ thể bệnh nhân đái tháo đường thể 2 vẫn không kiểm soát đường máu ổn định. Điều này cũng đồng nghĩa với dễ dàng bị tăng cân và có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tiểu đường.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy thời gian dành cho TV đã bắt đầu giảm đi, song thay vào đó, trẻ lại tăng cường thời gian dành cho các thiết bị smartphone, tablet, máy tính nhiều hơn. Chúng cũng có tác dụng "ngăn" trẻ tham gia các hoạt động thể chất cũng tương tự như TV vậy.

Quảng cáo đồ ăn nhanh
Cùng với sự mở rộng của các chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh, trẻ em cũng đang tiếp xúc với rất nhiều quảng cáo thực phẩm thiếu lành mạnh. Ngân sách dành cho quảng cáo nhóm thực phẩm này năm 2012 đã tăng 8% so với năm 2009, lên 4,63 tỷ USD. Đó cũng mới chỉ là thống kê ở Mỹ của Nielsen. Các nhà hoạt động cho rằng chính hoa hồng quá lớn đã khiến cho các nhà quảng cáo phớt lờ quy định của chính phủ. Theo thống kê của Nielsen (chỉ tính các hãng của Mỹ), McDonald's là đại gia đồ ăn nhanh chi nhiều cho quảng cáo nhất với ngân sách năm 2012 lên tới gần 1 tỷ USD. Tiếp theo là Subway, Taco Bell, Wendy's, KFC, Pizza Hut, Burger King...

Ở một số nước cấm quảng cáo trực tiếp tới trẻ em, nhiều nhà quảng cáo đã lách luật bằng cách quảng cáo tới người trưởng thành, và chẳng có ai quy định trẻ thì không được xem TV cùng người lớn cả.

Ôtô, xe máy, xe điện
Trẻ em dễ mắc béo phì khi không vận động đầy đủ. Đó chính là lý do vì sao cách thức trẻ đến trường cũng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ. Với sự phát triển vượt trội của các phương tiện chạy bằng động cơ, trong 40 năm qua, trẻ ngày càng có xu hướng ít đến trường bằng xe đạp hay đi bộ. Thay vào đó, họ ngồi trên ôtô của cha mẹ đến trường. Một nghiên cứu của Trung tâm An toàn giao thông trường học quốc gia cho thấy: nếu như năm 1969, 48% trẻ đến trường bằng xe đạp hay đi bộ thì đến năm 2009 chỉ còn 13%, trong khi đó, tỷ lệ này ở các phương tiện gia đình lại tăng tương ứng 12% và 45%. Ở một số nước đặc thù hơn như Việt Nam, trước sự phổ biến của xe máy và xe đạp điện, trẻ cũng chẳng cần phải ngồi sau cha mẹ mà vẫn có thể "lười" vận động như thường.

Suất ăn lớn
Đôi khi cũng không thể đổ cho trẻ ngày nay có dạ dày quá lớn được. Thực tế các nhà hàng đang có xu hướng bán các suất ăn cỡ to và trẻ được dạy là "không thể lãng phí". Chẳng hạn như vào một quán Starbucks, ít người biết đến ở đây có đồ uống loại "Short" (cốc nhỏ), mà trên thực đơn chính chỉ có Tall, Grande, Venti - đều là những đồ uống loại to với thành phần và tỷ lệ chỉ khác nhau một chút, nhưng có giá khá cách biệt. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC cho rằng một trong những biện pháp giảm béo phì cần được đề cập đến chính là... yêu cầu nhà hàng cung cấp các suất ăn nhỏ hơn. Nhưng đây là một biện pháp rất khó khả thi bởi rất khó đưa ra các mệnh lệnh hành chính đánh vào một thị trường kinh doanh tự do, nếu như không muốn làm mất đi chữ "tự do" này. Nhưng thông qua các biện pháp gián tiếp như đánh thuế hay sự lên án của cộng đồng, tự các nhà hàng cũng phải điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

Nhìn vào những "thủ phạm" đang khiến nước Mỹ "béo" hơn, tưởng chừng như đó là câu chuyện của riêng nhà giàu. Thực tế thì không hẳn vậy. Theo Công ty Khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International, doanh thu năm 2013 của ngành bánh kẹo Việt Nam đạt trên 29.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2012. Những cuộc đổ bộ quy mô của KFC, Lotteria, McDonald's, Starbucks... cho thấy sự phát triển của nhóm ngành "hưởng thụ" đang gia tăng nhanh chóng. Chưa đủ tuổi đi xe máy, giờ đây các cô cậu học trò đã có xe đạp điện phần lớn được nhập từ Trung Quốc đang nằm ngoài vùng quản lý. Hiệp hội Xe đạp Trung Quốc (CBA) cho biết, sản lượng xe đạp điện hằng năm của Trung Quốc đạt gần 30 triệu chiếc, trong đó gần 30% dành cho xuất khẩu. Theo GS.TS. Lê Thị Hợp - Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm Việt Nam tại hội nghị dinh dưỡng TPHCM, xu hướng thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi ở thành phố này lại gia tăng gấp 3 lần trong vòng 10 năm trở lại đây, từ 3% năm 2000 lên 11% năm 2013. Trong một bài viết trên tờ Guardian, có thống kê cho thấy lượng người thừa cân và béo phì ở các nước đang phát triển đã lên tới hơn 900 triệu người. Trong số các nước đang phát triển, tiêu thụ chất béo nhiều nhất chính là ở Đông Nam Á và Nam Phi. Thế mới thấy, những "thủ phạm" gây ra bệnh béo phì đâu chỉ có ở riêng nước giàu.


Theo songmoi.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 cách chăm sóc mắt cho trẻ khi bước vào năm học mới (5/9)
 Thừa vitamin gây nguy hiểm cho trẻ (4/9)
 Trẻ con chơi game trực tuyến càng học giỏi (4/9)
 Trẻ dễ suy dinh dưỡng vì ngộ độc chì (3/9)
 Sữa quan trọng cho sự phát triển của trẻ (3/9)
 Khuyến cáo khi sử dụng bột ngọt cho trẻ?. (1/9)
 Vận động thể chất giúp trẻ phát triển trí não tốt (1/9)
 Hãy để trẻ ngủ thêm! (29/8)
 Đọc nhãn thực phẩm để chống béo phì ở trẻ em (29/8)
 2 cách yêu con hóa hại con (28/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i