Sức khoẻ
   Hãy để trẻ ngủ thêm!
 

Đó là thông điệp của các nhà khoa học chuyên về sự phát triển của thanh thiếu niên. Hiệp hội Nghiên cứu nhi khoa Mỹ (AAP) đề nghị các trường trung học lùi lại giờ bắt đầu buổi học sáng đến 8g30, thậm chí trễ hơn nữa mới có thể giải quyết việc ngủ không đủ thời gian cần thiết của học sinh (HS) trung học.


Việc trẻ em thiếu ngủ đến từ nhiều lý do (sinh lý thay đổi ở tuổi dậy thì, thói quen, sức ép của thành tích học tập...). Trong khi đó, các chuyên gia của AAP khẳng định, để phát triển đúng mức về cả thể lực lẫn trí tuệ, một HS trung học mỗi đêm cần có giấc ngủ từ 8,5 đến 9,5 giờ. Tuy nhiên, chỉ 20% HS ở tuổi teen có được giấc ngủ như thế trong khi 45% ngủ ít hơn bảy giờ mỗi đêm.


Khi học cao hơn một lớp, thời gian ngủ của học sinh lại ít hơn - Ảnh: Internet


"Cứ mỗi năm, khi học cao hơn một lớp thì thời gian ngủ của HS lại càng ít hơn", tiến sĩ Judith Owens, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe trẻ em của Trung tâm quốc gia nghiên cứu y khoa Mỹ, thừa nhận. Theo bà Owens, vào năm cuối cấp trung học, mỗi đêm trẻ ngủ không đến bảy giờ. Việc thiếu ngủ ở trẻ em tuổi teen được xem như khởi đầu "một cuộc khủng hoảng của ngành y tế quốc gia" - bà Owens nhận định.


Không thể coi thường giấc ngủ ở tuổi teen bởi thiếu ngủ có thể dẫn đến nhiều hệ quả tai hại cho trẻ em về sau, như mắc các bệnh béo phì, tim mạch và tiểu đường type II.


Một cuộc khảo sát tại các trường ở bang Minnesota cho thấy, tại các trường bắt đầu giờ học lúc 7g30, có đến 30% HS thừa nhận mình đã ngủ gục trong lớp ít nhất một lần mỗi tuần. Cũng cuộc khảo sát này cho thấy, những HS ngủ không đủ thời gian cần thiết thường có biểu hiện của sự hung bạo và triệu chứng rõ rệt của việc bất ổn tinh thần hoặc trầm cảm.


Ngược lại, trong hơn 1.000 trường ở bang Minnesota áp dụng việc bắt đầu muộn hơn giờ học sáng, cả giáo viên, HS lẫn phụ huynh đều nhận ra nhiều lợi ích. Bà Kyla Wahlstrom, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục của Đại học Minnesota, cho biết: "Tại các trường có giờ học bắt đầu muộn hơn đã giảm hẳn tình trạng học kém, HS chú ý vào bài giảng hơn, tỷ lệ nghỉ học giảm hẳn, cũng như HS biết tổ chức việc học và giờ giấc hợp lý hơn".


Tuy nhiên, theo bà Owens, lùi lại giờ học là cần thiết nhưng đó không phải là cách duy nhất để giúp trẻ em tuổi mới lớn có được giấc ngủ đầy đủ. Nhiều việc khác ảnh hưởng đến thời gian ngủ như bài tập về nhà, việc làm thêm sau giờ học, vui chơi cùng bạn bè và các phương tiện giải trí.


Theo PN

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đọc nhãn thực phẩm để chống béo phì ở trẻ em (29/8)
 2 cách yêu con hóa hại con (28/8)
 Dấu hiệu nhận biết con tăng động (28/8)
 Giúp bạn giải mã lý do bé thức giấc lúc nửa đêm (27/8)
 Trí tuệ và khả năng học tập của bé trai và bé gái có khác nhau không? (27/8)
 5 điều các mẹ nên làm khi con đang ngủ (26/8)
 5 cách chăm con mẹ Việt phải chấm dứt (26/8)
 Mùa tựu trường: Cảnh giác cúm tấn công trẻ (25/8)
 Dấu hiệu bé bị khiếm thính (25/8)
 Canh chừng trẻ chơi keo dán, pin điện tử (22/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i