Giáo dục mầm non
   Giáo dục mầm non tại các xã miền núi Gian nan đạt chuẩn (P.2 )
 

Các xã miền núi của huyện Thạch Thất, Quốc Oai đang nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về giáo dục mầm non. Song, với những khó khăn hiện tại, để đạt được mục tiêu này còn không ít gian nan. Do vậy, rất cần sự hỗ trợ, quan tâm của các cấp huyện, TP, các ngành cũng như sự chung tay của toàn xã hội.


Bài 2: Kỳ vọng"đích" chuẩn


Những điều mong mỏi
Dù điều kiện còn thiếu thốn nhưng không bởi vậy mà việc dạy học bị xao nhãng. Theo đó, bên cạnh việc chăm sóc tốt cho các bé, những cô giáo tại các điểm trường cũng được giao nhiệm vụ động viên phụ huynh quan tâm, đưa trẻ tới lớp, để trẻ được tiếp cận với giáo dục đầu cấp, không bị thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa. Trò chuyện với lãnh đạo và giáo viên các trường mầm non thuộc xã Đông Xuân (huyện Quốc Oai) và Tiến Xuân (huyện Thạch Thất), không ai phủ nhận những đổi thay tích cực từ khi được chuyển giao từ huyện Lương Sơn (Hòa Bình) về Hà Nội. Thế nhưng, giữa những bộn bề khó khăn về điều kiện giáo dục dành cho các bé cũng như các chế độ đối với cán bộ, giáo viên tại các trường, cái đích đạt chuẩn quốc gia về giáo dục mầm non xem ra vẫn còn khá xa vời.


Giờ dạy và học của cô, trò trường Mầm non xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai. Ảnh: Lâm Nguyễn

 

Theo chính sách của Nhà nước cho khu vực miền núi, học sinh hiện theo học tại hệ thống trường mầm non các xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Trung đều được miễn học phí. Tuy nhiên, phụ huynh học sinh vẫn phải đóng góp một số khoản tiền phụ thêm như: Tiền nuôi dưỡng bán trú khoảng 90.000 đồng/trẻ/tháng, tiền ăn 12.000 đồng/trẻ/ngày, tiền học cụ 80.000 đồng/trẻ/năm... Là khu vực miền núi với 80 - 90% đồng bào dân tộc Mường sinh sống nên điều kiện kinh tế của phần lớn các gia đình còn nhiều khó khăn. Do đó, những khoản đóng góp này, dù không quá lớn, song vẫn là trở ngại không nhỏ với một số gia đình. Đây là một trong những rào cản đối với trẻ em miền núi khi tiếp cận sớm với hệ thống giáo dục đầu cấp.


Cô Phạm Thanh Lan - Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Tiến Xuân, huyện Thạch Thất cho rằng, bên cạnh các khoản đóng góp hàng tháng có thể tạo gánh nặng cho gia đình các bé, điều kiện cơ sở vật chất cho vui chơi thiếu thốn cũng sẽ hạn chế phần nào khả năng phát triển toàn diện cả thể lực và trí lực của trẻ. Chính vì vậy, Sở GD&ĐT Hà Nội cần quan tâm đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn, tiến tới xây dựng "chế độ đặc thù" dành cho trẻ em trong các gia đình thuộc các xã nghèo miền núi, để các bé có điều kiện tới trường, được chăm sóc đầy đủ.


Theo cô Hoàng Thị Cầu - Hiệu trưởng trường mầm non xã Đông Xuân, hầu hết giáo viên đứng lớp tại hệ thống trường Mầm non các xã miền núi đều là người trong huyện bởi giáo viên các huyện ngoài rất ngại đi xa vì thu nhập và điều kiện giảng dạy tại các điểm trường còn hạn chế. Hiện, tổng số cán bộ, công nhân viên của trường Mầm non xã Đông Xuân là 57 người, nhưng chỉ có 30 người trong biên chế. Con số này đối với trường Mầm non xã Tiến Xuân là 31/48 người, xã Yên Trung là 19/26 người. Số biên chế tính theo kế hoạch phân bổ dựa trên cơ sở số lượng trẻ và nhóm lớp hiện vẫn thiếu và chỉ mới dành tập trung cho nhóm giáo viên. Thực tế, đội ngũ "cô nuôi", công nhân vệ sinh, bảo vệ hiện vẫn phải làm việc theo dạng hợp đồng với mức lương chỉ khoảng 1 - 2 triệu đồng/tháng. Bởi vậy, mong mỏi của Ban giám hiệu cũng như giáo viên, công nhân viên các trường mầm non ở khu vực này là Nhà nước tạo điều kiện nhiều hơn nữa trong việc xét biên chế, giúp nâng cao thu nhập, đồng thời tạo tâm lý ổn định để giáo viên, nhân viên các điểm trường yên tâm công tác.


Ưu tiên đầu tư
Hiện nay, hệ thống giáo dục mầm non tại các xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân (Thạch Thất) và Đông Xuân (Quốc Oai) đều chưa đạt chuẩn quốc gia. Theo bà Đỗ Thị Thúy Nga - Phó trưởng Phòng Giáo dục huyện Thạch Thất, nguyên nhân lớn nhất khiến các xã chưa đạt chuẩn là do cơ sở vật chất giáo dục còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Theo quy định, để đạt chuẩn mầm non, diện tích lớp học phải đảm bảo tối thiểu 10m2/trẻ. Trong khi đó, hầu hết các điểm trường ở miền núi chưa đạt tiêu chuẩn này. Hơn nữa, theo quy định mới nhất tại Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 8/2/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành, Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở mức độ chuẩn 1, 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non. Tuy nhiên, với điều kiện trang thiết bị y tế, nhà ăn thiếu thốn, tiêu chuẩn này sẽ là một "rào cản" tới đích chuẩn quốc gia của các trường mầm non khu vực miền núi.


Ngoài ra, đối với các điểm trường phân tán trong khu dân cư, có điểm phụ huynh phải đưa con đi học cách xa 3 - 4km trong khi quy định để đạt chuẩn là không quá 2km. Hiện nay, để mở rộng diện tích khuôn viên các trường mầm non cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là khu vực có liên quan đến giải tỏa đất lúa, bởi theo quy định, muốn chuyển đổi 1m2 đất lúa phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thậm chí, có địa phương đã quy hoạch được quỹ đất nhưng lại thiếu nguồn lực đầu tư xây dựng trường, trong khi việc huy động nguồn lực xã hội hóa ở khu vực miền núi là rất khó khăn.


Theo lộ trình đặt ra, huyện Quốc Oai phấn đấu hai xã khó khăn nhất là Đông Xuân và Phú Mãn tới năm 2015 sẽ đạt chuẩn quốc gia về giáo dục mầm non, trong đó xã Phú Mãn hoàn thành trong năm 2014. Tương tự, huyện Thạch Thất cũng định hướng phấn đấu tới năm học 2015 - 2016, cả ba xã miền núi là Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân sẽ đạt chuẩn quốc gia về giáo dục mầm non. Để đạt được "đích" này, rất cần có sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa của huyện, TP. Bà Đỗ Thị Thúy Nga chia sẻ: "Phòng Giáo dục huyện thường xuyên mở lớp tập huấn để nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non, phối hợp với địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tức là phần "ruột" đã yên tâm, song phần "vỏ" bên ngoài là cơ sở vật chất thì cần phải được quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa".


Bài 3: Sẽ cố gắng để giảm sự chênh lệch giữa các quận, huyện


Theo KTĐT

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giáo dục mầm non tại các xã miền núi: Gian nan đạt chuẩn (31/3)
 Hà Nội xin thí điểm dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non (29/3)
 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD trường mầm non (27/3)
 Lào Cai công bố đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (26/3)
 Huyện Thạch Thất: Tràn lan cơ sở mầm non không phép. (25/3)
 Phổ cập giáo dục mầm non: Khó về đích đúng hạn (24/3)
 Đi học nhà trẻ bán công ở Pháp. (21/3)
 Giáo viên trường mầm non tư thục sẽ được bồi dưỡng nghiệp vụ (20/3)
 Cho phép dạy ngoại ngữ cho trẻ mầm non (19/3)
 Vì sao Bộ GD-ĐT cấm dạy ngoại ngữ ở trường mầm non? (18/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i