Giáo dục mầm non
   Giáo dục mầm non tại các xã miền núi: Gian nan đạt chuẩn
 

Sau khi thực hiện quyết định của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính, hệ thống giáo dục nói chung và bậc mầm non nói riêng của 4 xã miền núi từ huyện Lương Sơn (Hòa Bình) chuyển về đã được TP Hà Nội quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất để cải thiện điều kiện dạy và học.


Tuy nhiên, để tiến tới đạt chuẩn về giáo dục mầm non ở khu vực này vẫn còn đầy gian nan...


Bài 1:Thiếu thốn đủ bề


Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho dạy và học, đồ chơi cho trẻ... thiếu thốn đang là những khó khăn đối với các trường mầm non tại khu vực miền núi thuộc các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, nhất là các điểm trường trong thôn, bản.


Trường học không biển hiệu
Chúng tôi đến điểm trường Mầm non thôn Đồng Tơi, xã Yên Trung - xã miền núi xa nhất của huyện Thạch Thất, đúng vào đợt mưa dầm. Con đường dẫn xuống trường trơn trượt, lầy lội khiến cho chiếc xe máy lạng đi, tưởng như có thể đổ ngã bất cứ lúc nào. Nhìn từ xa, không ai nghĩ ngôi nhà chơ vơ dưới bãi ven suối Cái là một trường mầm non, bởi không thấy biển hiệu, không có cổng chào như thường thấy ở các ngôi trường khác. Trò chuyện với chúng tôi, cô giáo Kiều Thị Đại - một giáo viên của trường tâm sự, trường xây dựng được 4 năm nay, hiện có 45 trẻ từ 2 - 4 tuổi. Đồ dùng học tập trong lớp khá nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. "Hầu hết tranh ảnh minh họa truyện, các cô giáo phải tự đi in ra làm giáo cụ dạy cho các con" - cô Đại tâm sự.


Điểm trường Mầm non thôn Miễu, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất phải "mượn" nhờ nhà văn hóa thôn. Ảnh: Lâm Nguyễn


Cả trường có 45 trẻ, nhưng ngoài sân, đồ chơi chỉ có duy nhất một chiếc cầu bập bênh 4 chỗ ngồi. Giờ ra chơi, các em phải giành nhau mới có chỗ chơi. Và khi đã có bạn chơi rồi, những em còn lại sẽ trở thành... "khán giả bất đắc dĩ". Khu nhà bếp của trường là 2 gian nhà nhỏ, lợp proximăng trông tạm bợ. Đồ đạc bên trong cũng rất sơ sài. Đặc biệt, hệ thống tường bao của trường chưa được làm kiên cố, chỉ là gạch bavanh xây cao 40 - 50cm. Trong khi đó, con suối Cái chỉ cách sân trường chừng 20m, rất nguy hiểm cho trẻ mầm non, nhất là vào mùa mưa lũ.


Theo cô giáo Đinh Thị Thúy Hường - Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Yên Trung, ngoài trường trung tâm, xã có 4 điểm trường nằm trong các thôn, cách xa trung tâm khoảng 3 - 4km. Toàn xã có 235 cháu trong độ tuổi đi học, trong đó, nhóm 4 - 5 tuổi đến lớp đạt 100%, 3 tuổi đạt 85%. Từ năm 2008, sau khi về với Hà Nội, TP đã quan tâm đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ học tập, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Cụ thể, xã còn 2 điểm trường là khu Đồng Tơi và Luông chưa có tường bao, biển hiệu. Ngay cả trường trung tâm cũng thiếu đồ dùng học tập. "Nhiều khi đồ dùng học tập hỏng, các cô giáo lại bảo nhau đóng góp tiền để sửa chữa" - cô Hường chia sẻ.


Giống như Yên Trung, Tiến Xuân cũng là một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Thạch Thất. Để vào được trường Mầm non thôn Miễu trong xã, chúng tôi phải di chuyển hơn 3km qua đoạn đường đất ngoằn ngoèo chạy dọc sườn núi. Trường hiện phải "mượn" một phòng của Nhà văn hóa thôn làm lớp học. Căn phòng rộng chừng 50m2 được chia thành từng khu vực riêng lẻ. 31 cháu được phân thành từng nhóm tuổi (từ 2 - 5 tuổi) và có khu vực vui chơi, tập trung riêng. Lượng đồ chơi trong lớp rất hạn chế và thường ưu tiên cho trẻ nhỏ 2 - 3 tuổi nên các bé còn lại chủ yếu được giáo viên dạy học chữ, tô màu, hát...


Hệ thống trường Mầm non xã Tiến Xuân với 5 điểm trường phân bố tại các thôn hiện có 350 trẻ từ 2 - 5 tuổi. Tuy nhiên, đáng nói là có tới 3/5 điểm trường hiện không có tường bao xung quanh. Điều kiện cơ sở vật chất cho các bé vui chơi ngoài trời cũng gần như trống trơn, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục cho trẻ.


Dù đã đổi thay...
Kể từ khi trở thành một xã của Hà Nội, bộ mặt của xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai đã đổi thay rất nhiều. Con đường trục chính của xã vốn là đường đất quanh năm bụi bặm và lầy lội đã được trải nhựa phẳng lì. Dọc cung đường dẫn vào trung tâm xã, những ngôi nhà cao tầng kiên cố mọc lên ngày một nhiều. Xã Đông Xuân có trường mầm non Trung tâm với 4 điểm trường nằm rải rác tại các thôn. Hiện, trường Mầm non xã Đông Xuân có 312 trẻ trong độ tuổi từ 2 - 5 tuổi theo học, trong đó điểm trường Cửa Khâu tại trung tâm xã là khang trang nhất. Dù vậy, cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, vui chơi, sinh hoạt cho các bé đang theo học tại đây vẫn còn rất sơ sài. Trong số 3 hạng mục trò chơi ít ỏi cho trẻ ở ngoài trời thì nhà bóng hiện đã bị hư hỏng và xích đu cũng đã... không thể sử dụng. Tại 3 điểm trường còn lại, gần như không có bất cứ đồ chơi ngoài trời nào dành cho các bé... Cô Hoàng Thị Cầu - Hiệu trưởng trường Mầm non xã Đông Xuân cho biết, dù còn thiếu thốn nhưng so với thời điểm trước khi sáp nhập với Hà Nội thì đã là một thay đổi lớn. "Trước đây, các bé phải học tại các địa điểm mượn được của hợp tác xã và nhà văn hóa thôn. Cơ sở chính thực tế cũng chỉ mới được đưa vào sử dụng cách đây 3 năm" - cô Cầu nói. Không chỉ vậy, vấn đề y tế học đường cũng khiến cán bộ các trường mầm non thuộc xã nghèo của Hà Nội phải trăn trở. Theo cô Nguyễn Thị Lưu - cán bộ y tế trường Mầm non xã Đông Xuân, hiện cơ số thuốc và trang thiết bị y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc các bé của trường vẫn còn rất hạn chế, thường chỉ ở mức có thể sơ cứu. Đối với các bé bị ốm nặng, đột ngột, phải ngay lập tức chuyển lên bệnh viện tuyến huyện, TP.
Theo bà Nguyễn Hồng Hợi - Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Quốc Oai, các trường mầm non tại các xã miền núi thường xa trung tâm, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, gây vất vả không chỉ cho các giáo viên mà còn với cả phụ huynh học sinh. Thêm vào đó, dù rất nỗ lực vượt khó và được sự quan tâm của huyện, TP, song hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại những điểm trường này vẫn còn một khoảng cách rất xa so với các trường mầm non ở vùng đồng bằng, gần trung tâm huyện.


Toàn TP có 13 xã thuộc khu vực dân tộc miền núi với tổng số 70 trường học, trong đó 35 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 16 trường THCS, 1 trường THPT. Tổng số học sinh là hơn 21.500, trong đó học sinh mầm non là hơn 6.500 em.


Bài 2: Kỳ vọng "đích" chuẩn


Theo KTĐT

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hà Nội xin thí điểm dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non (29/3)
 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD trường mầm non (27/3)
 Lào Cai công bố đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (26/3)
 Huyện Thạch Thất: Tràn lan cơ sở mầm non không phép. (25/3)
 Phổ cập giáo dục mầm non: Khó về đích đúng hạn (24/3)
 Đi học nhà trẻ bán công ở Pháp. (21/3)
 Giáo viên trường mầm non tư thục sẽ được bồi dưỡng nghiệp vụ (20/3)
 Cho phép dạy ngoại ngữ cho trẻ mầm non (19/3)
 Vì sao Bộ GD-ĐT cấm dạy ngoại ngữ ở trường mầm non? (18/3)
 Hà Nội phấn đấu thêm 100 trường chuẩn quốc gia năm 2014 (17/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i