Giáo dục mầm non
   Đi học nhà trẻ bán công ở Pháp.
 

Học phí không có mức cố định mà đóng theo thu nhập của bố mẹ; trẻ được tham gia vào buổi họp phụ huynh để phản biện; bố mẹ phải bỏ 1 ngày trong tuần để đến lớp phụ giúp các cô... là những điều thú vị của trẻ mầm non ở Pháp.


Mẹ bé Lan Phương - một mẹ Việt đang sống tại Cannes (Pháp) chia sẻ một số điều thú vị khi đưa con đi học nhà trẻ ở Pháp.


Học phí
Tiền học phí của trẻ mầm non ở Pháp không cố định mà được xét theo lương của bố mẹ, bố mẹ có thu nhập cao thì đóng học phí cho con cao, thu nhập thấp thì đóng học phí thấp. Nhưng nhìn chung học phí khoảng 3 euro/ giờ. Đối với những bé mẫu giáo trên 3 tuổi thì được miễn tiền học phí.


Sĩ số lớp học
Cũng như ở Việt Nam, mỗi lớp mẫu giáo thường có 3 cô, còn học sinh thì từ 8 - tối đa 20 bé tùy theo độ tuổi và khu vực. Việc đảm bảo sĩ số lớp học không vượt quá quy chuẩn ở Pháp rất nghiêm ngặt mặc dù có cả một danh sách các bé đăng ký chờ. Những bé ở danh sách chờ sẽ được tham gia lớp học vào những ngày có bé trong lớp nghỉ ốm. Nhà trường bao giờ cũng ưu tiên những bé có cả bố và mẹ phải đi làm, còn những bé có bố hoặc mẹ ở nhà thì các cô sẽ gọi đến học những hôm sĩ số lớp chưa đủ.


Chương trình học
Vào những ngày thời tiết tốt, bao giờ các bé cũng được các cô cho ra sân chơi vì các hoạt động ngoài trời rất được khuyến khích ở mầm non Pháp.


Hàng tuần sẽ có một giờ ngoại khóa, các cô cho bé đi khám phá thiên nhiên như đi dạo ở một mảnh rừng nào đó gần trường; thăm các trang trại, bảo tàng, khám phá đời sống của những người nông dân; tận mắt chứng kiến đời sống của các loài vật; hoặc đi thăm vườn hoa để tìm hiểu về các loại hoa, sau đó các bé tự hái hoa và dưới sự trợ giúp của cô giáo để bó hoa đem về tặng bố mẹ.


Vào những ngày lễ lớn như Ngày của Mẹ, Ngày của Cha, Lễ phục sinh... các cô đều tổ chức cho bé tự làm thiệp, vẽ tranh... đem về tặng người thân.


Họp phụ huynh
Ngoài việc trao đổi với bố mẹ hàng ngày khi trả trẻ và thông qua sổ liên lạc thì nhà trường còn tổ chức họp phụ huynh chỉ với riêng bố mẹ 3 lần/ năm. Tại những buổi họp này, cô giáo sẽ thông báo cho bố mẹ biết về chương trình và mục tiêu của trường và cách thức để bố mẹ phối hợp với nhà trường trong việc dạy dỗ các con. Các cô nhận xét về tình hình của bé ở trường còn bố mẹ thì báo cáo về tình hình của con ở nhà.


Đối với những bé 3-4-5 tuổi sẽ được tham gia những buổi họp phụ huynh như thế này. Bé được ngồi nghe ý kiến cô giáo nhận xét về mình và có quyền phản biện những nhận xét đó.


Chuyện phạt trẻ
Khi trẻ mắc lỗi, các cô không đánh mắng hay phạt trẻ mà sẽ nói chuyện riêng với bé hoặc đưa câu chuyện đó ra thảo luận trong một nhóm nhỏ (mỗi lớp được chia ra thành nhiều nhóm). Dưới sự tương tác đó, các bé sẽ nhận ra lỗi của mình và tự điều chỉnh hành vi.


Đối với những trường hợp bé phạm lỗi nặng hơn thì các cô sẽ trao đổi ý kiến với các cô giáo khác và kết hợp với phụ huynh để dạy dỗ trẻ.



Cô giáo hướng dẫn các bé nặn hình. (Ảnh nhân vật cung cấp)


Chuyện ăn uống
Ở lớp nhà trẻ, các bé phải tự ăn sáng ở nhà rồi mới đến trường. Giờ nhận trẻ bắt đầu từ 8 giờ 30 phút sáng và đến 5 giờ chiều thì trả trẻ. Nhà trường thường nhận những bé từ 3 tháng đến 3 tuổi. Với những bé còn bú mẹ thì bố mẹ gửi sữa ở lớp cho con. Những bé đã đến tuổi ăn thô thì ăn đồ ăn của trường, bố mẹ tuyệt đối không được gửi đồ ăn cho con.


Chuyện ốm
Khi có một bé nào đó ốm, có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao... các cô sẽ gọi điện cho bố mẹ đến đón về, chăm cho con khỏi mới được đưa con đến lớp. Thứ nhất là sợ lây sang các bạn khác, thứ hai là các cô không nhận cho con uống bất kỳ loại thuốc nào, kể cả khi bố mẹ nhờ. Nếu bé ốm mà cần uống thuốc thì phải ở nhà, bố mẹ nghỉ việc để chăm con.


Khuyến khích cha mẹ gần gũi con cái
Ở Pháp, các bé đi nhà trẻ thường được nghỉ học vào thứ 4. Trong ngày nghỉ đó, bố hoặc mẹ sẽ phải nghỉ làm để ở nhà trông và chơi với con. Ngoài ra, bố hoặc mẹ sẽ phải đến lớp học cùng con 1 buổi/ tuần, cứ thế luân phiên các phụ huynh. Công việc của cha mẹ ở trong lớp chỉ đơn giản là quan sát các bé, nếu có bé nào ngã đau thì đỡ dậy hoặc chơi trò chơi với các con.


Theo afamily

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giáo viên trường mầm non tư thục sẽ được bồi dưỡng nghiệp vụ (20/3)
 Cho phép dạy ngoại ngữ cho trẻ mầm non (19/3)
 Vì sao Bộ GD-ĐT cấm dạy ngoại ngữ ở trường mầm non? (18/3)
 Hà Nội phấn đấu thêm 100 trường chuẩn quốc gia năm 2014 (17/3)
 Nhận giữ trẻ từ 6 tháng tuổi vào học, phụ huynh nửa mừng nửa lo (13/3)
 Chế độ dành cho cô nuôi trường mầm non còn nhiều bất cập (12/3)
 Dạy ngoại ngữ ở trường mầm non: Tại sao phải cấm? (11/3)
 TP.Hồ Chí Minh: Thiếu nhà trẻ cho con em công nhân (10/3)
 Hà Nội khuyến khích gửi trẻ tại trường mầm non tư thục có phép (7/3)
 Bé mầm non học ngoại ngữ có thật sự chất lượng? (6/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i