Giáo dục mầm non
   Hà Nội khuyến khích gửi trẻ tại trường mầm non tư thục có phép
 

Đáng quan tâm, Hà Nội hiện mới chỉ có 78.174 trẻ dưới 36 tháng tuổi đi học, đạt tỷ lệ 29,2%. Thực tế, việc thiếu các cơ sở mầm non công lập đang gây ra tác động không tốt đến bản thân các em nhỏ, gia đình các em và xã hội.


Dân số cơ học tăng nhanh, nhu cầu gửi trẻ ở lứa tuổi mầm non trên địa bàn TP ngày càng nhiều, trong khi hệ thống trường mầm non công lập dù đã được xây mới nhưng vẫn không đáp ứng đủ - Đó là thực trạng được phản ánh tại buổi giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục mầm non trên địa bàn TP của Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội với UBND TP Hà Nội tổ chức.


Theo bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội, tính đến tháng 2-2014, Hà Nội có 927 trường mầm non; trong đó có 705 trường công lập và 222 trường ngoài công lập. Trong số 222 trường mầm non ngoài công lập, 100% trường đã được cấp phép thành lập. Tuy nhiên, đối với nhóm, lớp tư thục (cơ sở độc lập), hiện còn 199 nhóm, lớp chưa được cấp phép, chiếm tỷ lệ 14,8%. Nguyên nhân chưa cấp phép do một số cơ sở thuê địa điểm mở nhóm, lớp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai; một số nhóm, lớp đội ngũ giáo viên, nhân viên đang hoàn thiện về bằng cấp hoặc hồ sơ giáo viên chưa đầy đủ theo quy định.


Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt: "Nên có chính sách linh hoạt hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được cấp phép,tạo điều kiện để họ chăm sóc trẻ em tốt hơn". Ảnh: T.Hải


Đáng quan tâm, Hà Nội hiện mới chỉ có 78.174 trẻ dưới 36 tháng tuổi đi học, đạt tỷ lệ 29,2%. Thực tế, việc thiếu các cơ sở mầm non công lập đang gây ra tác động không tốt đến bản thân các em nhỏ, gia đình các em và xã hội. Nhiều bậc phụ huynh phải lo thêm một khoản chi phí không nhỏ để thuê người giúp việc trông trẻ hoặc phải gửi con em mình đến các trường tư thục, các nhà trẻ tư, dịch vụ trông giữ trẻ tại nhà với điều kiện chăm sóc chưa đúng tiêu chuẩn, nội dung chương trình đào tạo thiếu khoa học, người giữ trẻ thiếu chuyên môn. Đó là chưa kể đến nhiều vụ bạo hành các em nhỏ diễn ra thời gian vừa qua khiến nhiều gia đình khi gửi con luôn cảm thấy nơm nớp, lo sợ.


Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt cho biết: "Chất lượng giáo viên mầm non, các chính sách hỗ trợ, đãi ngộ cho mầm non ở nước ta hiện còn thấp hơn so với các bậc học khác. Trong khi đó, tại một số quốc gia trên thế giới với nhận thức chăm sóc những mầm non tương lai ngay từ những ngày đầu để đảm bảo cho các em có được nền tảng phát triển tốt - giáo viên mầm non được trả lương rất cao và được đào tạo hết sức bài bản. Do đó, nếu không sớm thay đổi tư duy, không có sự đầu tư, quan tâm đúng mức cho giáo dục mầm non, chất lượng "đầu vào" của ta sẽ kém".


Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt, trong bối cảnh hệ thống trường mầm non công lập dù đã được xây mới thêm nhiều vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu gửi trẻ thì không nên "cứng nhắc" trường mầm non phải "hoành tráng", phải đáp ứng đúng, đủ các chuẩn về số lượng giáo viên, về diện tích lớp học mà nên có chính sách linh hoạt hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được cấp phép, tạo điều kiện để họ chăm sóc trẻ em tốt hơn. "Hiện đang có tình trạng mở trường công lập thì được hỗ trợ nhiều mặt còn ngược lại khi mở trường ngoài công lập thì lại không được gì. Việc mất công bằng này đã tồn tại nhiều năm và cần phải được xem xét lại một cách kỹ lưỡng" - Phó chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt nói.


Hiện trước mắt Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương ưu tiên nhận trẻ độ tuổi mẫu giáo để nhóm này có đủ điều kiện, kỹ năng chuẩn bị bước vào lớp 1. Riêng với nhóm trẻ dưới 36 tháng tuổi, TP khuyến khích các gia đình gửi con ở các cơ sở giáo dục mầm non tư thục đã được cấp phép. Các trường công lập trên cùng địa bàn sẽ có trách nhiệm hỗ trợ về mặt chuyên môn cho các cơ cơ sở tư nhân này. Còn về lâu dài, Hà Nội sẽ xây dựng đề án đào tạo, nâng cao trình độ cô nuôi dạy trẻ, đầu tư cơ sở vật chất, phấn đấu đến giai đoạn 2015- 2020 có thể tiếp nhận 45% số trẻ từ 6- 36 tháng tuổi trên địa bàn đến lớp.


Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt: Thông tư liên tịch số 71 được Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ ban hành năm 2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập có nhiều điểm bất cập, chưa quan tâm đến chế độ hỗ trợ cho cô nuôi trẻ (nhân viên cấp dưỡng), khiến lực lượng này không yên tâm công tác. Cần bổ sung định biên; nâng lương; chuyển từ ký hợp đồng ngắn hạn sang dài dạn cho cô nuôi.


Theo PL&XH

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bé mầm non học ngoại ngữ có thật sự chất lượng? (6/3)
 Trường, nhà trẻ tư thục: Loay hoay giữa quản và cấm (5/3)
 Mở “nút thắt” xây dựng, kiếm trường cho trẻ mầm non (4/3)
 Khó dẹp nhà trẻ không phép (3/3)
 13 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục 5 tuổi (27/2)
 Tuyệt đối không dạy thêm ngoại ngữ cho trẻ mầm non (26/2)
 Giáo viên mầm non TP.HCM "thoắt ẩn thoắt hiện" (25/2)
 Quy định về trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (24/2)
 Hà Nội: Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi về đích trước hai năm (21/2)
 Thí điểm nhận giữ trẻ 6-12 tháng tuổi: Trấn an dư luận? (20/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i