Trẻ sơ sinh
   Giải đáp 10 dấu hiệu của trẻ sơ sinh khiến bạn lo lắng
 

Da bong tróc, gây tiếng động lạ nửa đêm hay tay chân có vệt xanh đều là những dấu hiệu ở trẻ khiến bạn lo lắng?

Nhưng bạn đừng nên lo lắng quá bởi vì hầu hết các biểu hiện đó đều hoàn toàn bình thường và theo thời gian mọi thứ sẽ thay đổi. Dưới đây là 10 dấu hiệu hàng đầu khiến bạn phải lo lắng.

1. Đổi da

Tại sao da của con tôi lại bong tróc như vậy? Không sao đâu, đó là quy trình chuẩn. Trong vòng một vài ngày sau khi sinh, nhiều bé - đặc biệt là những em bé sinh muộn - da của con bắt đầu bong tróc một chút. Bạn có thể nhìn thấy điều này rõ nét ở trên bàn tay và bàn chân của bé, nhưng cũng có thể là trên cả cơ thể.

Bạn không phải làm bất cứ điều gì cả, cứ để da thay đổi một cách tự nhiên. Nếu muốn, bạn có thể chà da của bé với một ít dầu ô liu, nó có tác dụng làm mềm da và cải thiện tình trạng bong tróc.

2. Khóc suốt ngày


Hàng ngày, ngôi nhà của bạn trở nên ồn ào một cách-không-bình-thường vì em bé khóc suốt. Điều này chỉ là nhắc bạn giải quyết mọi nhu cầu của bé, hãy nhớ rằng bé không phải luôn luôn khó chịu. Đặc biệt khi con khóc, nó chỉ là cách giao tiếp của con khi muốn nói một điều gì đó mà thôi.

3. Gây tiếng động kỳ lạ trong khi ngủ

Có một số lý do khiến trẻ sơ sinh có thể phát ra âm thanh cực kỳ lạ trong khi chúng ngủ - những âm thanh mà có thể bạn liên tưởng tới tiếng gầm gừ của loài động vật trong rừng. Không thể giải thích rõ lý do tại sao con lại làm điều đó. Có rất nhiều em bé gặp phải tình trạng tương tự, tuy nhiên theo thời gian hiện tượng này cũng dần kết thúc.

4. Tay và chân có những vệt màu xanh

Ở trẻ sơ sinh, việc tay và chân có những vệt màu xanh là khá phổ biến. Nó được gọi là xanh tím đầu chi (acrocyanosis) và dấu hiệu này cho thấy hệ thống tuần hoàn của bé chưa hoàn thiện. Thông thường, acrocyanosis sẽ biến mất sau 1 - 2 ngày, nhưng cũng có một số trẻ khác tình trạng này kéo dài lâu hơn một chút.

Thêm vào đó vệt xanh tím đầu chỉ này sẽ nổi bật hơn khi thời tiết lạnh. Vệt màu xanh thường chuyển sang màu hồng nhưng nếu trong trường hợp xuất hiện các vệt này ở mặt hoặc xung quanh môi của bé, thì bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ.

5. Xuất hiện những đốm đen to trên da đầu của con

Nếu không biết trước, chắc chắn khi nhìn thấy những đốm đen này bạn sẽ sốc. Chúng có màu xanh lá thẫm hoặc gần như màu đen, to và dính chặt vào da đầu của con. Hãy dùng một quả bóng len ướt để loại bỏ vệt bẩn này. Những em bé có hiện tượng này là do trong bụng mẹ đã nuốt chất nhầy và nước ối của bạn. Đừng lo lắng, đó là một dấu hiệu cho thấy ruột của bé đang làm việc đúng theo chức năng của nó. Mọi thứ sẽ ổn định một cách nhanh chóng thôi.

6. Con "ị" liên tục

Một số em bé cứ khi ăn là "ị" và liên tục như vậy trong nhiều ngày. Số lượng và tần suất "ị" của con sẽ thay đổi từ tuần này qua tuần khác. Tuy nhiên đó là một dấu hiệu hết sức bình thường. Bạn cũng sẽ thấy phân của con thay đổi từ dạng hạt sang chất nhầy, từ xanh sang vàng. Nhưng miễn là con đi vệ sinh một cách dễ dàng thì bạn không có gì phải lo cả.

7. Trên đỉnh đầu của bé, có một vị trí mềm và luôn phập phồng

Có thể bạn đã biết vị trí đó gọi là thóp. Nhưng khi bạn có con bạn bắt đầu lo lắng, có được chạm vào nó không? Có nên lo lắng nếu ai đó vô tình chạm vào nó không? Đừng băn khoăn! Có một khoảng cách trong hộp sọ của bé, đó là một chút lỏng lẻo và mong manh giữa các khớp xương. Nhưng trên thực tế, trí não của bé được bảo vệ rất tốt bởi nhiều lớp mô và màng tế bào. Nó sẽ khớp lại từ sau 7 đến 12 tháng tuổi.


8. Trớ

Mỗi khi ăn con lại trớ và bạn lo lắng chẳng lẽ con bị bệnh gì đó? Nhưng điều này là hết sức bình thường ở trẻ em vì các van giữ sữa trong dạ dày của con phải mất một thời gian để có thể thực sự mạnh mẽ và hoạt động chính xác. Vì thế con dễ bị trớ, đặc biệt là khi con ăn quá no. Hãy bình tĩnh, khi con tăng cân cũng là lúc dấu hiệu này suy giảm dần dần.

9. Thở không đều

Bạn đã dành một vài giờ quan sát con ngủ chưa? Hầu hết các bậc cha mẹ đều làm vậy và cảm thấy lo lắng khi nhìn vào nhịp thở của con. Trẻ nhỏ dường như có mẫu hơi thở khá bất thường đặc biệt là khi chúng ngủ. Trên thực tế, con đang thay đổi từ hít thở ngắn và nông sang dài và sâu. Và đôi khi em bé thực sự có một hơi thở lên đến 10 giây, bạn nên coi đó là điều hết sức bình thường.

10. Xuất hiện những nốt mụn bất thường trên da con

Trong vài tuần đầu tiên, rất nhiều em bé xuất hiện những nốt nhỏ, trắng trên da. Nó có thể do kích thích tố của mẹ vẫn còn lưu lại trong khắp cơ thể nhỏ bé của con hoặc chỉ là tuyến bã nhờn trong da con cần ổn định vai trò của mình. Đốm trắng nhỏ được gọi là mụn sữa xuất hiện trên má, trán và cằm. Đôi khi mụn có thể chuyển sang màu đỏ và trông có vẽ như sưng tấy.

Khi đó bạn không cần làm bất kỳ điều gì cả. Chỉ cần rửa sạch với nước là được rồi. Và thường thì dấu hiệu này sẽ kết thúc khi bé được 6 tuần tuổi.

Theo Afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bé tập đi và những điều khiến bạn bất ngờ (14/9)
 Ôm bé sau sinh - việc nhỏ, lợi ích lớn! (9/9)
 Sai lầm khi chăm con đầu lòng (9/9)
 7 lợi ích tuyệt vời của việc bé học bò có thể mẹ chưa biết (3/9)
 Mách mẹ vài bí quyết giúp bé sơ sinh không bị bẹt đầu (3/9)
 9 mốc phát triển quan trọng của bé dưới 2 tuổi (29/8)
 7 vấn đề ở bé sơ sinh mẹ không nên quá lo lắng (29/8)
 Xi tè cho trẻ: Bác sĩ thận nhi nói gì? (28/8)
 Những "đặc quyền" chỉ bé bú mẹ mới được hưởng (28/8)
 Dinh dưỡng cho não thai nhi (26/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i