Tâm lý
   Đừng tranh dành tình yêu của trẻ
 

Trước đây, các anh chị em trong gia đình luôn âm thầm cố gắng, hy vọng biểu hiện mình vì mong muốn được bố mẹ yêu thương. Nhưng ngày nay tình hình ngược lại, con trở thành tài nguyên quý hiếm nên các bậc phụ huynh bắt đầu đua nhau tranh giành con, cố gắng thể hiện mình.


Chúng ta thường nhìn thấy cảnh tượng như này: Vài người lớn trong nhà tranh nhau mua quà và đồ ăn vặt cho trẻ sau đó hỏi trẻ "con thích ba hay thích mẹ", "ông tốt với con hay bà ngoại tốt với con " hoặc dụ dỗ trẻ "nếu cuối tuần ở với bà, bà sẽ mua áo mới"... người lớn có thể đang nói đùa nhưng đã vô tình gieo hạt giống không nên gieo trong lòng trẻ.


Đừng luôn vặn hỏi bố tốt hay mẹ tốt hơn


Tâm trí của trẻ chưa thành thục, dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói, hành động của người lớn. Trước tiên so sánh giữa những người lớn trong nhà sẽ khiến trẻ trở lên kiêu ngạo, tự phụ, sinh ra tư tưởng mình là trung tâm, tự mình bành trướng không thiết thực, dẫn đến không thể định vị chính xác cho mình trong quan hệ giao tiếp sau này, thậm chí hay va chạm. Thứ hai sự so sánh này sẽ khiến trẻ ngay từ nhỏ học được lựa chọn đầu cơ giữa các lợi ích, thậm chí có nghiên cứu phát hiện trẻ từ nhỏ đã biết nịnh nọt lớn lên trong tình cảm hôn nhân sẽ quá coi trọng lợi ích, dễ lăng nhăng, sai đường lạc lối. Cuối cùng quá quan tâm và cưng chiều trẻ sẽ khiến trẻ coi nhẹ công sức của người khác, không biết cảm ơn và trân trọng, không biết chăm sóc, thông cảm cho cảm nhận của người khác.


Chúng ta phải nhận thức được, quan trọng nhất với một người lớn là cố gắng bảo vệ sự thuần khiết của trẻ. Thuần khiết và thành thật là cơ sở và khởi điểm để trẻ học được tất cả mỹ đức. Nếu hy vọng trẻ làm gì đừng dụ dỗ bằng vật chất mà hãy thuyết phục trẻ bằng tình bằng lý.


Ngoài ra thái độ giữa người lớn cần đồng nhất, không thể trách oán nhau, nói xấu nhau. Nếu phát hiện người trong nhà có hành động "tranh giành tình yêu cùa trẻ" mà không tiện khuyên, cần kịp thời tham gia, hướng dẫn trẻ lựa chọn bằng sự công bằng, hợp lý. Ví dụ nói với trẻ ông nội và ông ngoại đều rất nhớ con, con có thể lần lượt đi thăm hai người đồng thời nói cho trẻ hiểu không thể dựa vào đồ vật đắt hay rẻ để đánh giá tiêu chuẩn con người.


Theo Meyeucon

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nên hay không ép con học nhạc? (1/8)
 Trẻ 'tẩu hỏa' vì học tiếng Anh sớm (1/8)
 Trẻ tuổi nào, dạy 'yêu' tuổi nấy (1/8)
 6 cách dạy con biết chấp nhận thất bại (31/7)
 Làm gì khi các con hay chành chọe - Phần cuối (31/7)
 Khi con trẻ thích 'thó' đồ đút túi (31/7)
 Tuyệt chiêu rèn tính tự lập cho con (30/7)
 Sự ích kỷ của trẻ dưới 8 tuổi (30/7)
 "Mẹo" cho con tiền tiêu vặt (30/7)
 Làm gì khi các con hay chành chọe nhau (27/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i