Tâm lý
   Làm gì khi các con hay chành chọe - Phần cuối
 

Anh chị em chành chọe nhau là chuyện bình thường trong những gia đình có từ hai con trở lên. Nó chỉ trở nên đáng lo khi một đứa bắt nạt hoặc thống trị đứa kia; và trong những trường hợp như vậy, vấn đề thực ra phức tạp hơn cả những gì nó thể hiện.


4 cách kiểm soát không để các con chành chọe (tiếp theo):


2. Lập ra một "bàn tranh cãi"
Nếu việc lũ trẻ cãi nhau, đấu đá qua lại là một vấn đề thường xuyên, tôi khuyên các gia đình hãy lập ra "bàn tranh cãi." Về cơ bản, mỗi tối bạn định ra một khoảng thời gian cho những đứa hay xích mích ngồi xuống bàn để tha hồ mà cãi cọ. Và tôi tin rằng, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy tình trạng đau đầu này sớm chấm dứt như thế nào, bởi vì lũ trẻ sẽ cảm thấy thật ngớ ngẩn khi phải cố nghĩ ra chuyện để gây nhau. Ngay cả khi chẳng có chuyện gì để nói, bạn vẫn hãy bắt con ngồi đó đúng nửa tiếng; chúng chỉ có thể "thoát" nếu trong ngày không cãi nhau đánh nhau. Như vậy, bọn trẻ sẽ có động lực khá lớn để cố gắng nhường nhịn đấy.


Nào, các con cứ tha hồ mà cãi nhau nhé! (Ảnh: Inmagine)

 

3. Đừng đứng ra làm trọng tài
Làm thế nào bạn để không bị kẹt giữa các cuộc đấu đá của bọn trẻ? Miễn không xảy ra tình trạng bắt nạt, còn thì bạn đừng đóng vai trọng tài, đừng trở thành người xét xử, và đừng quyết định đứa nào đóng vai phản diện. Thay vào đó, hãy nói, "Cứ chành chọe suốt là các con sẽ bị phạt đấy. Các con phải học cách nhường nhịn nhau, nếu không thì tất cả đều sẽ phải chịu trách nhiệm."


Hình phạt ở đây có thể bao gồm cấm sử dụng trò chơi điện tử, điện thoại di động hay bất cứ điều gì quan trọng đối với lũ trẻ nhà bạn. Tôi luôn khuyên các bậc cha mẹ chừa cho con cái thời gian rảnh rang vào buổi tối hoặc sau giờ học; sau khi hoàn thành bài tập về nhà, bé nên được phép lựa chọn những gì mình muốn làm: xem TV, chơi trò chơi điện tử, chat, hoặc nói chuyện điện thoại... Nhưng nếu cãi nhau, chúng sẽ bị trừ đi khoảng thời gian rảnh đó. Bạn có thể nói với cả hai phe, "Các con đã bị trừ đi phân nửa giờ thời gian rảnh vì không biết cách hoà hợp và thôi cãi nhau. Con có thể đọc sách, ra sân chơi, nhưng không được sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào hết. "


4. Dập tắt ghen tị

Nếu một trong các con của bạn ghen tị với anh chị em của mình, tôi khuyên bạn cố gắng đừng làm lớn chuyện. Thay vào đó, hãy nói điều gì đó như, "Con biết không, tất cả chúng ta đôi khi đều cảm thấy ghen tị. Ryan có thể chơi bóng giỏi, nhưng mẹ đã thấy con làm xong tất cả bài tập toán, và mẹ biết điều đó không dễ tí nào." Hãy nêu các tính tốt của con, đề cập đến những việc cụ thể bé làm mà bạn đã thấy hoặc nghe kể, và cho con biết rằng bạn cũng đánh giá cao nỗ lực của bé chẳng kém so với các anh chị em của bé.


Thông thường, nếu một đứa trẻ có biểu hiện ghen tị và cảm thấy mình như nạn nhân, cha mẹ có xu hướng chú ý đến nó nhiều hơn, bất kể nó là đứa thường xuyên trêu chọc hay bị trêu chọc. Nhưng vậy không phải là hay, những gì bạn đang làm chỉ làm gia tăng cảm giác mình là nạn nhân ở trẻ. Thay vào đó, hãy cố gắng khen tất cả các con ngang nhau. Khi nhận được lời khen ngợi, con sẽ cảm thấy tình cảm từ bạn và trở nên tự tin hơn. Càng nhận được nhiều tình yêu thương và tác động tích cực, trẻ cũng càng ít có xu hướng ghen tị, bởi vì chúng cảm thấy mình được công nhận và đáp ứng các nhu cầu về tình cảm.


Ngoài ra, hãy nhớ dạy con về cách anh chị em nên đối xử với nhau. Làm gương và nói chuyện với con về ý nghĩa của tình cảm gia đình, tình bạn, tập trung vào việc cho các con giúp đỡ lẫn nhau. Hãy nỗ lực để xây dựng ý thức, "Chúng ta phải quan tâm và chăm sóc nhau, chúng ta là một gia đình."


Gia đình lý tưởng phải là một nơi an toàn, nơi tất cả mọi người được yêu thương đối xử ngang nhau. Các con bạn có thể cảm thấy ganh tị với nhau, nhưng như đã nói, ganh tị là một cảm giác bình thường của con người. Thường thì bất cứ điều gì bạn có thể làm với tư cách cha mẹ cũng không xoá bỏ được hiện tượng anh chị em chành chọe và ganh tị lẫn nhau. Nhưng bạn có thể tìm cách đảm bảo sao cho có đủ tình yêu, sự chăm sóc và tôn trọng chia đều cho tất cả mọi thành viên, cùng lúc đó thiết lập giới hạn để kiểm soát mức độ hỗn loạn nảy sinh từ những cuộc chành chọe này.


Chúc cả nhà vui vẻ!

Nguồn: Webtretho (lược dịch)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi con trẻ thích 'thó' đồ đút túi (31/7)
 Tuyệt chiêu rèn tính tự lập cho con (30/7)
 Sự ích kỷ của trẻ dưới 8 tuổi (30/7)
 "Mẹo" cho con tiền tiêu vặt (30/7)
 Làm gì khi các con hay chành chọe nhau (27/7)
 Ngủ riêng, trưởng thành từ tuổi lên 3! (27/7)
 Đánh đòn làm rối loạn tinh thần trẻ (27/7)
 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ (26/7)
 'Mật thư' của trẻ tự kỷ (26/7)
 Nên giáo dục giới tính cho trẻ từ 4 tuổi (26/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i