Dinh dưỡng
   Một số hiểu nhầm về dinh dưỡng cho bé
 

Ông bà, cha mẹ, bạn bè, thành viên trên các diễn đàn làm cha mẹ đều có thể cho bạn rất nhiều lời khuyên khi chăm con ăn. Tuy nhiên làm sao để thẩm định thông tin nào thì chính xác? Với sự giúp đỡ của tiến sĩ Andrew Adesman (tác giả cuốn sách The baby facts - tạm dịch Những sự thật về bé), bạn sẽ biết cách chọn lọc những thông tin hữu ích khi chăm con.


Sữa mẹ và chuyện dị ứng
Quan niệm: Một số bé bị dị ứng sữa mẹ.
Thực tế: Không có bé nào bị dị ứng sữa mẹ.


Tiến sĩ Adesman giải thích: Thật dễ để hiểu sai những dấu hiệu, chẳng hạn bị trớ sau bú mẹ lại nhầm là bị dị ứng sữa mẹ. Tất nhiên có một số bé có phản ứng dị ứng với những gì mẹ ăn vào, bao gồm cả sữa bò nhưng nói chung, mẹ cứ yên tâm cho bé bú trọn 6 tháng đầu đời.


Nước cho bé bú mẹ

Quan niệm: Bé bú mẹ cần được bổ sung nước.
Thực tế: Sữa mẹ là nguồn chất lỏng duy nhất bé cần trong 6 tháng đầu.


Tiến sĩ Adesman giải thích: Cho con ti mẹ là tốt nhất và nên cho bé bú mẹ ngay khi có thể. Bé bú mẹ không cần bổ sung nước hay thứ gì khác trong vòng 6 tháng đầu đời. Trừ khi bé phát triển một điều kiện y tế, khi ấy, bác sĩ đề nghị bổ sung chất lỏng khác cho bé bú mẹ. Sau 6 tháng, bé bước vào tuổi ăn dặm thì bạn có thể bổ sung nước và nguồn chất lỏng khác cho con.


Bé thừa cân và sữa ít béo
Quan niệm: Bé thừa cân dưới 1 tuổi nên chuyển sang sữa ít chất béo (hoặc sữa gầy).


Thực tế: Bạn chỉ có thể chuyển cho bé sang dùng sữa có hàm lượng chất béo thấp khi bé được hơn 2 tuổi.


Tiến sĩ Adesman giải thích: Bé thừa cân nên bắt đầu chuyển sang sữa ít béo ở tuổi lên 2, nhất là những bé có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc các vấn đề về cholesterol. Tất nhiên trước khi chuyển sữa cho con thì bạn nên hỏi bác sĩ dinh dưỡng.


Dị ứng thực phẩm
Quan niệm: Nếu bố mẹ bị dị ứng thức ăn thì con cũng thế.
Thực tế: Thực phẩm gây dị ứng cho bố mẹ chưa chắc đã gây dị ứng cho bé.


Tiến sĩ Adesman giải thích: Một số dị ứng có di truyền từ gia đình nhưng không hẳn là nếu bố mẹ bị dị ứng thứ gì thì các con của họ cũng bị như thế.


Ăn nhiều đường và chứng hiếu động thái quá
Quan niệm: Đường là nguyên nhân gây hiếu động thái quá ở bé.


Thực tế: Đường không phải là nguyên nhân gây hiếu động thái quá ở bé.


Tiến sĩ Adesman giải thích: Dù vậy không có nghĩa là bạn để bé ăn thả phanh đồ nhiều đường. Nên hạn chế đường để tránh cho bé khỏi béo phì, sâu răng, bị kích thích quá mức...


Theo mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹo khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh (2/5)
 Cho con uống bao nhiêu nước là đủ? (2/5)
 Kinh nghiệm cho con ăn sữa chua (27/4)
 Hỗn hợp đào, khoai lang lỏng (27/4)
 Điều chỉnh thói quen ăn uống ở bé (26/4)
 Chế độ ăn tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ (25/4)
 Các món súp ngũ cốc cho bé (25/4)
 Dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học - Phần 1 (24/4)
 ‘Nguyên tắc vàng’ chăm bé ăn (23/4)
 'Làm giàu' thực đơn cháo cho bé (23/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i