Tâm lý
   50 cách giúp bé thông minh từ thủa lọt lòng (1)
 

Những năm đầu đời là giai đoạn quan trọng để bé học hỏi cũng như phát triển trí thông minh. Những gợi ý dưới đây kích thích phát triển cho bé từ sớm.


Kích thích thị giác cho bé
1. Giao tiếp bằng mắt: Tận dụng khoảnh khắc gần gũi để cha mẹ mở to mắt và nhìn thẳng vào bé. Với các bé sơ sinh, được đối diện với khuôn mặt mẹ trong những ngày đầu đời là điều quan trọng. Mỗi lần nhìn chăm chăm vào mẹ là bé đã xây dựng được hình ảnh về mẹ trong bộ nhớ của bé.


2. Các cử chỉ nét mặt: Nghiên cứu cho thấy, bé 2 ngày tuổi có thể bắt chước những cử động nét mặt của cha mẹ và sao chép là một cách thú vị để bé học hỏi và tư duy.


3. Để cho bé phản ứng: Bé có thể nhìn chằm chằm vào hình ảnh của bé trong gương. Lúc đầu, bé có thể nghĩ đó là một em bé dễ thương và bé sẽ yêu thích khi được "em bé trong gương" mỉm cười hay vẫy tay với bé.


4. Một sự khác biệt: Giơ ra 2 hình ảnh trước mặt bé, cách khoảng 20cm. Có thể chọn 2 hình ảnh khác biệt, chẳng hạn một là bức tranh cái cây, bức tranh còn lại là tranh khuôn mặt em bé. Ngay cả bé sơ sinh cũng có tư duy phân biệt, giai đoạn tiền để cho nhận biết chữ số và tập đọc về sau.


Trò chuyện và cười cùng bé
5. Bập bẹ với con và chờ: Khi nói chuyện với con nên có những quãng nghỉ để bé cơ cơ hội đáp trả lại. Chẳng bao lâu, bé sẽ biết bắt nhịp câu chuyện và rút ngắn những khoảng trống.


6. Đa dạng giọng điệu: Em bé của bạn thích nghe những giọng điệu trầm - bổng liên tục từ cha mẹ. Thì thầm hoặc tạo ra những âm thanh vui nhộn có âm vực cao sẽ thu hút các bé.


7. Hát một bài: Đa dạng các thể loại bài hát càng nhiều càng tốt. Hoặc bạn sáng tác ra những vần điệu (âm nhạc, thơ) của riêng mình (chẳng hạn, này giờ thay tã tới rồi, thay tã, thay tã...). Một nghiên cứu cho thấy, làm quen với âm nhạc giúp bé tư duy tốt toán học sau này.


8. Dạy bé nhân - quả: Khi bạn báo với con: "Mẹ sẽ bật đèn" rồi bật công tắc đèn nghĩa là bạn đã dạy bé về nguyên nhân - hệ quả.


9. Cù ngón chân của bé: Tiếng cười là cách kích thích sự hài hước trong bé. Cù bé dưới chân, dưới cằm hay cù vào tay...


10. Khuôn mặt hề: Để bé chạm vào mũi, vào má của mẹ hoặc hơn nữa là chạm vào lưỡi hay kéo tai mẹ. Tạo ra một tiếng động vui nhộn mỗi lần bé chạm vào mẹ.


11. Nói đùa: Đem một tấm ảnh người họ hàng và chỉ cho bé: "A, mẹ đây". Sau đó, nói với con là bạn đã nhầm hoặc chỉ đùa thôi.


Thời gian cho hai mẹ con
12. Cho con bú mẹ ngay khi bé đói: Nghiên cứu cho thấy, những bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có chỉ số thông minh cao hơn. Thêm vào đó, thời gian bú mẹ là lúc tuyệt vời để hai mẹ con gắn bó với nhau. Bạn có thể ca hát, trò chuyện hoặc đơn giản là vuốt ve tóc tơ của bé.


13. Dạy bé khi thay tã: Lúc thay tã cho con, bạn có thể dạy bé về tên các bộ phận trên cơ thể hoặc các loại quần áo.


14. Không tivi: Sự phát triển não cho bé những tháng đầu đời không phụ thuộc vào tivi. Cũng không có chương trình truyền hình nào giúp bé thông minh ngoài sự "đầu tư" của cha mẹ.


15. Đừng quên nghỉ ngơi: Dành ít phút mỗi ngày, đơn giản là ngồi trên sàn nhà với bé - không âm nhạc, ánh sáng hay trò chơi nào. Để bé nhìn ngắm và ghi nhớ đồ đạc, cảnh vật xung quanh.


Phát triển thể chất
16. Nằm và chơi: Bạn nằm xuống trên sàn, để bé leo trèo và bò qua người mẹ. Hoặc cho bé chơi trên thảm đồ chơi với nhiều chi tiết thú vị. Cách này giúp bé tăng kỹ năng phối hợp tay mắt và giải quyết vấn đề.


17. Xây dựng các chướng ngại vật: Tăng kỹ năng vận động cho bé bằng cách đặt đệm sofa, gối, hộp mềm hoặc đồ chơi trên sàn nhà và sau đó, chỉ cho bé làm thế nào
để bò trên, dưới và xung quanh các đồ vật.


18. Lên cao - xuống thấp: Nhẹ nhàng bế bé lên cao rồi hạ xuống để chơi tàu lượn. Nhớ là không được rung, lắc bé.


19. Bò theo mẹ: Bạn bò phía trước, thay đổi tốc độ nhanh - chậm để bé bò theo. Sau đó, dừng lại ở một điểm vui chơi thú vị.


20. Làm theo dẫn dắt của bé: Khi bé lớn hơn, bé sẽ biết cách cho mẹ thấy bé thích chơi gì, bò, cười hay tham gia một trò chơi.


Khám phá môi trường mới
21. Chia sẻ cảnh quan: Khi bé ở trên địu, ngồi trên xe đẩy và cùng mẹ ra ngoài, bạn có thể tường thuật cho bé những gì mẹ nhìn thấy: "Ôi, con chó con" hoặc "Cái cây này to quá con ạ" hay "Con có nghe thấy còi xe bus không"... Cách này giúp bé xây dựng vốn từ hiệu quả.


22. Đi mua sắm: Bạn có thể đưa con tới siêu thị. Các gian hàng, âm thanh và màu sắc trong siêu thị cũng giúp bé học hỏi nhiều điều.


23. Thay đổi cảnh quan: Chuyển ghế ngồi bàn ăn của bé sang chỗ khác trên bàn ăn để bé ghi nhớ được vị trí các món ăn được đặt trên bàn ăn.


Theo mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy con 'gạn đục khơi trong' (28/3)
 Bảo vệ trẻ khỏi nạn bắt cóc (27/3)
 Trẻ học được gì trong lúc vui chơi (27/3)
 Dạy trẻ biết đọc sớm: Không khó! (27/3)
 Những kiểu cha mẹ... 'đáng chán' (26/3)
 Có nên đánh vào mông trẻ? (26/3)
 Bố là tất cả - bố ơi, bố ơi! (26/3)
 Làm thế nào để hạn chế thời gian xem tivi hoặc dùng màn hình của trẻ em (23/3)
 Khả năng ghi nhớ của bé (23/3)
 Muôn kiểu sợ hãi ở bé (23/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i