Tâm lý
   Bảo vệ trẻ khỏi nạn bắt cóc
 

Các vụ bắt cóc trẻ em có xu hướng tăng cả về quy mô lẫn tính chất. Vì vậy, dạy trẻ tự vệ là điều đáng lưu tâm.


Gần đây, các vụ bắt cóc trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng cả về quy mô và tính chất. Điều này không chỉ gây hoang mang cho xã hội mà còn là nỗi sợ hãi cho các cặp vợ chồng có con nhỏ. Vậy làm thế nào để bảo vệ trẻ em khi bố mẹ không thể ở bên cạnh con 24/7?


Hãy chung tay bảo vệ trẻ em. (Ảnh minh họa).


5. Chuẩn bị tinh thần không sợ hãi
Bạn không muốn biến trẻ thành người bị mắc bệnh hoang tưởng nhưng bạn phải chuẩn bị tâm lý cho trẻ. Hãy nói về sự an toàn một cách cởi mở và không được sợ hãi. Hãy liệt kê những điều trẻ nên và không nên làm trong 1 trường hợp:


Không nên
• Ngồi trong oto với người lạ.
• Đi đến một địa điểm khác với người không quen biết.
• Để người khác đưa đi vì họ hứa sẽ nói một điều bí mật về trẻ hay gia đình.


Theo chuyên gia: "Trẻ em không đưa ra được quyết định vì có những điều không bao giờ rõ ràng. Bằng cách dặn dò này chúng sẽ cẩn thận không để người khác đặt chúng vào những hoàn cảnh gây tổn hại cho chúng."


Nên
• Ở cùng bạn bè hoặc người quen.
• Báo cho bố mẹ biết mình đi đâu, lúc nào về, ở cùng ai.
Bạn cần chắc chắn rằng trẻ hiểu được bạn yêu trẻ và trẻ cũng nên yêu lấy bản thân mình.


4. Tạo ra một thế giới an toàn
• Không được để trẻ nhỏ ở một mình, thậm chí, chỉ trong chốc lát.

• Đưa ra một quy trình nghiêm ngặt như: đi đến trường và tan trường về nhà; nơi đến sau những buổi tập khiêu vũ, thể thao... Nếu trẻ có chìa khóa nhà, dặn trẻ sau khi đi học về, hãy ở trong nhà và khóa cửa cẩn thận cho đến khi bố mẹ về.

• Trẻ nên biết số điện thoại nhà, điện thoại di động của bố mẹ, địa chỉ nhà và số điện thoại khẩn cấp 113.

• Không nên cho trẻ mặc quần áo có tên của trẻ trên đó.

• Đặt mật khẩu với trẻ trong trường hợp khẩn cấp và kiểm tra. Nếu bạn nhờ người quen hoặc người thân tới đón trẻ, trẻ có thể hỏi người đó mật khẩu. Trẻ sẽ cảm nhận sự an toàn khi đi với người đó nếu họ nhắc đúng được mật khẩu.

• Vẽ bản đồ của những vùng lân cận để trẻ biết được chỗ cần đi khi chúng cảm thấy không vui. Chỉ ra những ngôi nhà an toàn; trạm cứu hỏa hay nhà của người hàng xóm thân thiết với gia đình. Trẻ cũng nên biết nơi cần đến trong trường hợp cần giúp đỡ.


Các chuyên gia cho biết: "Trẻ cần biết những thứ đó ở đâu nếu chúng phải đưa ra quyết định do sự thôi thúc của tình thế."


3. Lắng nghe và quan sát
• Là cha mẹ, bạn nên được thông báo về điều đang diễn ra trong cuộc sống của trẻ. Lắng nghe trẻ để biết nếu trẻ đang nói về một người nào đó không thuộc về thế giới của chúng.

• Khi bạn đón trẻ ở trường, hãy lướt nhìn qua khung cảnh và để ý nếu có ai đó đang dõi theo một cách kỳ lạ.

• Đa số vụ bắt cóc không hoàn toàn là ngẫu nhiên. Thậm chí nếu người bắt cóc là người lạ thì chúng cũng đã có ý nhắm tới những đứa trẻ mục tiêu trong một khoảng thời gian trước khi ra tay hành động. Rất nhiều trẻ bị bắt cóc là bé gái và trẻ vị thành niên.

• Hãy chắc chắn quan sát và lắng nghe điều trẻ đang làm khi truy cập vào Internet. Biết cách kiểm soát máy tính. Tham gia vào trò chơi để biết cách truy cập, mật khẩu. Những kẻ bắt cóc sẽ cố gắng dụ dỗ một đứa trẻ thông qua Internet, sau đó hẹn gặp ở thế giới thực để hành động.


2. Lên kế hoạch

• Chắc chắn là bạn có những tấm ảnh mới nhất của trẻ từ mọi góc cạnh và dễ dàng nhận biết.

• Lấy dấu vân tay của trẻ.

• Có danh sách những số điện thoại liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.


1. Dạy trẻ cách tự bảo vệ mình
Dạy trẻ cách nhận biết sự nguy hiểm: ai, cái gì và ở đâu.

• Ai: Một số người mà trẻ không biết hoặc không tin tưởng nhờ trẻ làm một việc gì đó mà trẻ không muốn làm. Những người lạ mặt không chỉ là những người đàn ông dữ dằn trong những chiếc áo choàng dài. Họ có thể là bất kỳ ai. Rất nhiều trẻ bị bạn bè của gia đình hoặc người quen bắt cóc.

• Cái gì: Người lớn thường không nhờ trẻ em giúp đỡ. Đó có thể là 1 dấu hiệu cảnh báo rằng có điều gì đó sai trái. Trẻ nên cảnh giác với bất kỳ ai bảo trẻ vào trong xe oto hay đi với họ đến nơi nào đó; hoặc bất kỳ ai vượt quá giới hạn như chạm vào người hoặc xâm phạm vào không gian riêng tư của trẻ.

• Ở đâu: Nếu một ai đó bảo trẻ đi đến một nơi khác, trong đầu trẻ cần phải có 'tiếng chuông' nhắc nhở. Nếu trẻ ở 1 mình và có một người lạ tiếp cận trẻ, đó không phải là dấu hiệu tốt.

• Đôi bạn hỗ trợ lẫn nhau: Trẻ không bao giờ được ở 1 mình; thậm chí chỉ là 1 phút. Chúng nên luôn đi cùng với 1 hoặc 2 người bạn bởi vì sức mạnh nằm ở số lượng.

• Phản ứng: Trẻ phải biết rằng nói KHÔNG là điều hoàn toàn bình thường; chúng không nên lo lắng về vấn đề lịch sự. Nếu cảm thấy mình đang ở trong tình trạng nguy hiểm hoặc có điều gì đó bất thường thì chúng nên di chuyển sang phía đối diện, hét to hoặc nhờ giúp đỡ. Dạy trẻ phương pháp này bằng cách hỏi trẻ xem chúng sẽ phản ứng như thế nào trong những tình huống nhất định. Không nói với trẻ cách phản ứng. Hãy để trẻ tự mình tìm cách giải quyết.

• Giao tiếp: Bạn bắt buộc phải thiết lập nên một quy tắc giao tiếp với trẻ về bất kỳ điều gì trẻ cảm thấy không thoải mái.


Tin tưởng bản năng làm mẹ của bạn; nếu có điều gì đó không ổn, nó là không ổn.


Theo Eva.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ học được gì trong lúc vui chơi (27/3)
 Dạy trẻ biết đọc sớm: Không khó! (27/3)
 Những kiểu cha mẹ... 'đáng chán' (26/3)
 Có nên đánh vào mông trẻ? (26/3)
 Bố là tất cả - bố ơi, bố ơi! (26/3)
 Làm thế nào để hạn chế thời gian xem tivi hoặc dùng màn hình của trẻ em (23/3)
 Khả năng ghi nhớ của bé (23/3)
 Muôn kiểu sợ hãi ở bé (23/3)
 Hiểu đúng để dạy bé (22/3)
 Để bé ngoan khi đi siêu thị (22/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i