Giáo dục trẻ
   Hại con vì hay so sánh
 

Hàng xóm nhà chị Hà đã quá quen với cảnh sau bữa tối, chị thường chì chiết Thanh - con gái chị - vì cái "tội" không bằng bạn A, kém hơn bạn B...


Những lúc như thế, mọi người vẫn nghe thấy tiếng khóc tức tưởi của bé Thanh mới đang học lớp 2. Tiếng nấc nghẹn ngào ấy thường dai dẳng đến tận đêm khuya. Lúc thì chị Hà nói: "Mày cũng được chăm sóc có kém đứa nào đâu mà sao cả xóm chúng nó được 9, được 10, chỉ mình mày bị điểm trung bình?", "Học hành thế này thì lớn lên có đi quét rác"... Kết quả là, Thanh không thể tập trung vào bài học sau những "trận đòn" tinh thần như thế, con bé học kém dần, làm toán thì sai liên tục, chữ viết nguệch ngoạc... Để "cải thiện" tình hình, mẹ thường bắt Thanh học đến khuya, dù sáng hôm sau con bé phải đi học sớm.

Có lần, con bé hỏi: "Sao mẹ không thương con?", "Sao tối nào mẹ cũng mắng con?"... Những lúc đó, chị Hà lại ngồi thần mặt, nước mắt viền quanh mi. Chẳng phải chị không thương con, mà vì chị cứ nghĩ thế cũng là đang dạy con, là tốt cho con.
Đang học THCS, Tùng Anh thường xuyên thấy khó chịu mỗi khi bị ba đem ra so sánh với Tuấn Cường, Nam Hải - 2 đứa bạn cùng lớp và là hàng xóm với nhà cậu. Từ nhỏ, Tùng Anh đã thích các môn xã hội. Văn, Sử là 2 môn sở trường của cậu. Nhưng ba cậu, vốn là kỹ sư cầu đường, muốn hướng con theo khối A nên ông thường đay nghiến khi thấy điểm môn tự nhiên của con kém. Với ông, học giỏi môn tự nhiên như Hải và Cường mới là học. Những câu nói của ba đã khiến Tùng Anh không ít lần muốn "nổi loạn". Thậm chí cậu còn làu nhàu: "Ba lôi mấy bạn đó về mà làm con!".

Mỗi lần họp phụ huynh, thấy con người khác được khen, con mình không được nhắc đến là ba Tùng Anh lại nóng hết cả mặt. Hôm ấy, thế nào về ba cậu cũng "treo giải": "Nếu con học giỏi như Hải, như Cường... ba sẽ mua cho đồ nọ, đồ kia". Ông không biết rằng "chiêu" đó chỉ khiến con trai mình thêm tự ái, bất cần.
Nhiều chuyên gia tâm lý khẳng định: Cha mẹ thường xuyên so sánh con mình với bạn A, bạn B là cách làm rất phản giáo dục. Điều đó chẳng những không đem lại kết quả tốt đẹp gì mà tạo thêm nhiều áp lực khiến đứa trẻ cảm thấy sợ học, chán học. Với trường hợp của Tùng Anh, thay vì so sánh và kỳ vọng con mình sẽ giỏi các môn tự nhiên, gia đình lẽ ra cần ủng hộ con phát huy sở trường. Đứa trẻ sẽ tự tin và năng động khi được "bơi" trong môi trường có các môn học mà nó yêu thích.

Thực tế, đứa trẻ nào cũng có khả năng ở lĩnh vực này, kém ở lĩnh vực kia, do đó, cha mẹ không nên so sánh con với bạn khác để tránh cho con bị tổn thương. Có rất nhiều trường hợp, học sinh phải nhập viện do mang bệnh vì bị cha mẹ áp đặt, mắng mỏ. Chắc chắn không cha mẹ nào cảm thấy vui vì điều đó nên hãy ghi nhớ "bí quyết" dạy con thực ra rất đơn giản: Luôn động viên và khuyến khích con phát huy sở trường, điểm mạnh của mình.

Theo TGPN

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy trẻ ứng xử khi thua cuộc (14/3)
 Rèn tính độc lập cho bé (14/3)
 Khi bé dễ bị bắt nạt (12/3)
 Giải đáp về tâm lý của bé (9/3)
 Phương pháp Montessori - Thách thức cho việc áp dụng (9/3)
 Hành xử của mẹ, nhân cách của con (8/3)
 8/3: Con quên mẹ vì thiếu giáo dục (7/3)
 Nóng tính như mẹ (6/3)
 Hôm nay con học được điều gì? (6/3)
 Bé thích 'phá phách' (5/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i