Giáo dục trẻ
   Rèn tính độc lập cho bé
 

Không bao giờ là quá sớm để bạn rèn cho con tính độc lập.

Dành thời gian để dạy

"Cha mẹ nên dành thời gian để xây dựng ý thức độc lập cho con từ sớm" - Amy McCready (người sáng lập ra Positive Parenting Solutions - tạm dịch Giải pháp cha mẹ tích cực) cho biết. Nên xác định số việc mà bé sẽ làm trong một tuần khi tuần mới bắt đầu. Sau đó, hướng dẫn cho bé cách làm sao để hoàn thành tốt một nhiệm vụ.

Những việc nhỏ tuy đơn giản với cha mẹ như bỏ rác vào thùng rác, úp cốc nhựa sau khi bé uống xong, tự lấy thìa nhựa khi ăn, lau bàn uống nước... giúp bé phát triển sự tự tin. Tùy độ tuổi của con, cha mẹ sẽ giao những việc vừa sức với bé.

 

Khen ngợi nỗ lực của bé

Ngay cả khi kết quả chưa vừa lòng mẹ thì bạn cũng nên cho bé biết, bạn đánh giá cao nỗ lực của con và khuyến khích bé tiếp tục cố gắng. Rèn thói quen tốt cho bé từ thủa còn chập chững sẽ tạo thành tiền đề tốt cho lúc trưởng thành.

Vì thế, cha mẹ nên ca ngợi những thành tựu nhỏ nhất của bé như bé tự tháo tất, tự rót nước cho mình.... để bé tự tin hơn trên con đường tự lực của bé.

Cho bé lựa chọn

Một phần của tính độc lập là bé biết tự quyết định. Do đó, bạn có thể cho bé nhiều cơ hội để suy nghĩ và chọn lựa trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, cần tránh những câu hỏi mở vì như thế, bé sẽ dễ từ chối. Nên thu hẹp các lựa chọn mà bạn dành cho con, chẳng hạn: "Con muốn ăn phômai hay bánh cá trước?". Bé sẽ đưa ra quyết định cuối nhưng vẫn nằm trong kiểm soát của mẹ.

Hỗ trợ phía sau bé

Không để bé tự làm mọi việc mà không có mẹ giám sát. Bạn có thể cho phép con tự buộc dây giày, tự xúc cơm ăn hay chọn áo khoác mà bé yêu thích vào buổi sáng nhưng bạn cần ở bên cạnh bé từ khi bé bắt đầu cho đến khi bé hoàn thành công việc.

Cung cấp cho bé môi trường an toàn

Cần tạo môi trường an toàn khi rèn tính độc lập cho con. Bày bát, cốc, chén nhựa, đồ ăn nhẹ an toàn hoặc chỉ cho bé thấy cách làm một việc thế nào cho an toàn mà không cần cha mẹ giúp đỡ. Chẳng hạn, đổ sữa vào bình nước bằng nhựa để bé có thể tự rót ra cốc nhựa.

Chỉ đạo khi cần thiết

Một số cha mẹ can thiệp sát sao vào từng công việc dù là nhỏ nhất của con. Điều này hạn chế phát triển, nhất là phát triển độc lập ở bé. Do đó, thay vì luôn miệng nhắc nhở con, nên chỉ dẫn cho bé cách làm thế nào ngay từ đầu. Sau đó, chỉ góp ý hoặc giúp đỡ khi thật cần thiết.

Tìm tích cực trong những tiêu cực

Thay vì chỉ nhìn thấy sai lầm hay thất bại của con, bạn nên coi đó là cơ hội để bé học được kỹ năng mới. Bạn đừng sợ bé làm hỏng hay làm sai bởi từ đó, bé sẽ nhận ra được bài học bổ ích. Bé sẽ biết để làm một việc gì thành công, chắc phải thử nhiều giải pháp khác nhau.

Từ bỏ mong ước hoàn hảo

Nếu bạn muốn bé mới biết đi của mình làm suôn sẻ mọi yêu cầu thì rõ ràng, bạn chỉ gây áp lực cho con và cho chính cả bạn. Do đó, nếu bé làm hỏng một việc nào đó thì nên coi đấy là chuyện bình thường.

Theo Mevabe

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi bé dễ bị bắt nạt (12/3)
 Giải đáp về tâm lý của bé (9/3)
 Phương pháp Montessori - Thách thức cho việc áp dụng (9/3)
 Hành xử của mẹ, nhân cách của con (8/3)
 8/3: Con quên mẹ vì thiếu giáo dục (7/3)
 Nóng tính như mẹ (6/3)
 Hôm nay con học được điều gì? (6/3)
 Bé thích 'phá phách' (5/3)
 5 cách để bé vui làm việc nhà (1/3)
 Tôi dạy con hiểu sự công bằng (1/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i