Giáo dục trẻ
   Giải đáp về tâm lý của bé
 

'Bé nhà tôi được 10 tháng, hay lấy tay đánh vào đầu rất mạnh (hiện tại bé cao 75cm, nặng 11kg). Xin cho tôi hỏi bé có bị sao không? Có cần phải đưa bé đi khám không?'.

BS. Phạm Ngọc Thanh (bệnh viện Nhi Đồng 1) trả lời:

- Bạn nên cho bé khám tâm lý tại bệnh viện Nhi Đồng 1 (ĐT: 0908 323 623 lấy ngày, giờ hẹn khám). Chuyên viên tâm lý sẽ tìm hiểu thông tin về cách cha mẹ nuôi con (không biết bé có bị ai đánh không, vì bé hay bắt chước hành vi của người lớn).

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên quan sát xem bé có hành vi đánh vào đầu lúc nào? Vì bé chưa thể giao tiếp bằng lời nói, nên bé có thể dùng hành vi để bộc lộ một sự khó chịu hay kháng cự bằng hành vi gây đau cho bản thân để tạo sự chú ý của người lớn. Hành vi này có thể được thấy ở các bé thiếu sự quan tâm của cha mẹ (bận việc, ít dành thời gian để chơi, bày tỏ tình yêu thương đối với bé).

'Cháu trai của tôi 16 tháng tuổi mà không biết nói tiếng đơn, không quan tâm đến lời nói của người lớn, đặc biệt rất thích xem quảng cáo, dù đang khóc khi nghe quảng cáo ở tivi là nín khóc ngay. Có dấu hiệu đặc biệt là không bao giờ nói theo hay làm theo bất cứ điều gì ở cha mẹ. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên, có phải bé bị trầm cảm không?'

 

- Bình thường bé bắt đầu nói tiếng đơn từ 1 tuổi như "ba","mẹ", "ông", "bà". Trước khi biết nói, bé hiểu được những tiếng và lệnh đơn giản như hiểu từ "không" từ 1 tuổi và lấy được một số vật dụng quen thuộc đưa cho bố mẹ.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ, không nên cho bé dưới 2 tuổi xem truyền hình vì truyền hình không giúp bé tương tác với con người. Muốn giúp bé phát triển ngôn ngữ, cha mẹ nên dành thời gian chơi và nói chuyện với bé trong mọi sinh hoạt thường ngày, như khi cho bé ăn thì nói "ăn", "bánh", "uống", "sữa". Trước khi bé nói, bé cần đạt một số kỹ năng trước ngôn ngữ như đáp ứng với tên gọi, biết chỉ bằng ngón trỏ điều bé yêu cầu hoặc quan tâm, biết chơi theo đúng chức năng của đồ chơi. Cha mẹ cũng nên cho bé kiểm tra thính lực để loại trừ chứng khiếm thính kèm theo không nói.

Chưa thể kết luận bé bị trầm cảm hay không, vì cần khai thác thêm bệnh sử của bé từ trong bụng mẹ và trong quá trình 16 tháng đời của bé. Cũng cần có thông tin về tâm lý của mẹ trong lúc mang thai và cách cha mẹ nuôi con vì trầm cảm ở bé có thể có liên quan đến trầm cảm của mẹ.

Đề nghị cha mẹ nên đưa bé đến khám tại khoa Tâm Lý (bệnh viện Nhi Đồng 1, ĐT: 0908 323 623 để hẹn ngày giờ khám).

'Tôi có đứa cháu năm nay đã tròn 5 tuổi mà vẫn chưa biết nói chuyện, nhưng cháu có thể nghe và hiểu người khác nói gì. Tôi thấy cháu cũng chưa có biểu hiện của người bị câm là không nói được thì la ú ớ. Thỉnh thoảng, cháu có tức giận gì đó là la và khóc. Vậy xin hỏi bác sĩ biểu hiện của cháu như vậy là triệu chứng gì? Do gia đình ở Cà Mau nên việc đi khám còn khó khăn'

- Cháu đã tròn 5 tuổi mà chưa biết nói là một điều đáng quan tâm. 5 năm đầu đời là thời gian thuận lợi cho não của bé phát triển và bình thường ở tuổi này, bé đã có thể phát triển ngôn ngữ tương đối hoàn chỉnh để chuẩn bị vào lớp 1 lúc 6 tuổi. Tôi đề nghị cha mẹ bé liên hệ với khoa Tâm Lý (bệnh viện Nhi Đồng 1, ĐT: 0908 323 623 để hẹn ngày giờ khám) cho cháu.

Chuyên viên tâm lý cần thêm thông tin về sự phát triển của bé trong bụng mẹ, lúc sinh và sau sinh để đánh giá sự phát triển toàn diện của bé. Bé cũng cần được kiểm tra thính lực để loại trừ khiếm khuyết thính lực dẫn đến rối loạn phát triển ngôn ngữ. Ngoài dấu hiệu chưa biết nói, cần quan sát bé trong mối quan hệ xã hội (bé có nhìn mặt cha mẹ, có chơi với bạn cùng trang lứa, có biết chia sẻ với người khác) và quan sát hành vi của bé, cách bé chơi với đồ chơi, cách cha mẹ nuôi con. Sau khi đánh giá toàn diện về sự phát triển của bé, chuyên viên tâm lý cùng với các chuyên viên khác (như bác sĩ tai mũi họng, răng hàm mặt, thần kinh, chuyên viên âm ngữ) sẽ có chẩn đoán và hướng giúp bé giao tiếp qua hình ảnh thay vì qua lời nói.

'Tôi có một bé gái hiện đang học lớp 1. Gần đây, bé thường về nhà nói con sợ này, sợ kia (cháu chạm gì cũng sợ tay bẩn). Tôi đã giải thích rất nhiều về vấn đề đó nhưng bé thường xuyên như vậy, bé vẫn vui chơi bình thường với các bạn. Vì công việc nên tôi ít có thời gian đưa đón cháu đến lớp (mẹ con chỉ gặp nhau vào buổi tối). Như vậy có ảnh hưởng gì đến tâm lý bé không thưa? Khi vào lớp có những lúc bé hay buồn, cô giáo hỏi thì bé nói là nhớ mẹ. Xin bác sĩ cho tôi một số lời khuyên cho bé vì những cử chỉ trên và tôi nên giải thích thế nào'

- Theo lời mẹ, bé có vấn đề về cảm xúc liên quan đến sợ và buồn. Tôi đề nghị cha mẹ bé nên dành thời gian buổi tối để lắng nghe và nói chuyện với bé về cảm xúc của bé trong ngày. Ví dụ, về cảm xúc sợ, cha mẹ nên hỏi bé sợ điều gì ở nhà cũng như ở trường, xem bé có cảm thấy an toàn trong môi trường gia đình và nhà trường không? Bé có chịu áp lực học tập không? Cách nuôi dạy của gia đình và nhà trường có dùng bạo lực không?

Về cảm xúc buồn, cha mẹ cũng nên lắng nghe tâm sự của bé. Có khi nào bé phải xa cách cha mẹ lâu ngày không? Khi cha mẹ cần xa cách bé, cha mẹ có giải thích cho bé không? Ai là người chăm sóc chính của bé khi cha mẹ vắng mặt?

Nếu cần, cha mẹ có thể điện thoại cho khoa Tâm Lý (BV Nhi Đồng 1 theo số 0908 323 623) để hẹn ngày giờ đưa bé đến khám tâm lý.

Theo Bệnh viện Nhi Đồng 1

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phương pháp Montessori - Thách thức cho việc áp dụng (9/3)
 Hành xử của mẹ, nhân cách của con (8/3)
 8/3: Con quên mẹ vì thiếu giáo dục (7/3)
 Nóng tính như mẹ (6/3)
 Hôm nay con học được điều gì? (6/3)
 Bé thích 'phá phách' (5/3)
 5 cách để bé vui làm việc nhà (1/3)
 Tôi dạy con hiểu sự công bằng (1/3)
 Tâng con quá bốc, trẻ dễ sống ảo (27/2)
 Nếu con sai, xin ba mẹ đừng bênh (23/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i