Giáo dục mầm non
   Xóa áp lực ép trẻ mầm non học chữ!
 

Từ tháng 3, phụ huynh đổ xô tìm thầy dạy chữ hoặc cho con nghỉ lớp lá để đi học chữ. Học chữ trước tuổi... đã trở thành áp lực cho trẻ.


Theo thống kê tại quận Tân Phú (TPHCM), đến nay (tháng 2/2012) vẫn còn gần 33% số trẻ năm tuổi chưa ra lớp lá. Hơn một nửa trong số đó được phụ huynh cho học chữ bên ngoài. Bà Chung Bích Phượng, Phó Trưởng phòng Giáo dục quận phụ trách mầm non (MN), cho rằng nhiều phụ huynh ngộ nhận là không học lớp lá con họ vẫn được vào lớp 1. Họ tìm cách gửi con tạm đâu đó cho đỡ tốn kém rồi cho con đi học chữ để vào lớp 1. Đây là sự ngộ nhận đáng tiếc, tạo áp lực cho trẻ và phụ huynh, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.


Giáo viên làm sai, phụ huynh phát hoảng
Bà Phượng cho biết phụ huynh nhiều trường tiểu học phản ánh khi trẻ mới vào lớp 1, giáo viên đã bắt các em viết một bảng thông báo yêu cầu này, yêu cầu kia... hoặc phân loại các em biết chữ và không biết chữ ra để dạy. Chính giáo viên sai nguyên tắc sư phạm, tạo áp lực cho học sinh, dẫn đến phụ huynh phải chuẩn bị cho con đi học chữ.


Tương tự, bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Nhà Bè, cho biết hằng năm đến tháng 3, tháng 4, phụ huynh ồ ạt cho con nghỉ lớp lá để đi học chữ trước khi vào lớp 1. Cô Cao Thị Mai Loan, Hiệu trưởng Trường MN 5, quận Bình Thạnh, lý giải việc học chữ trước do phụ huynh sợ con không theo kịp các bạn khi vào lớp 1. Phụ huynh chưa hiểu việc cho trẻ học chữ trước khiến trẻ sẽ ỷ lại đã biết rồi, ảnh hưởng đến tâm lý tò mò, khám phá, làm các em nhàm chán và không muốn học nữa.


Trẻ cần được trang bị nhiều kỹ năng trong trường MN chứ không chỉ là chữ để vào lớp 1. Trong ảnh: HS lớp lá Trường MN 5, Bình Thạnh, TPHCM đang học tưới rau trong giờ ngoại khóa.


Phải thay đổi nhận thức
Ngay từ học kỳ một năm học 2011-2012, Phòng Giáo dục quận Tân Phú đã triển khai kế hoạch vận động phụ huynh, cán bộ quản lý, giáo viên hiểu đúng vai trò của chương trình giáo dục mầm non (GDMN), chương trình lớp 1, xóa tình trạng cho trẻ năm tuổi học chữ. Giáo viên MN chưa đủ sức giải thích nhầm lẫn này nên cần có sự tham gia của cả giáo viên lớp 1. Khối lớp lá ở MN và lớp 1 ở tiểu học sẽ là hai khối được tập trung vận động. Hiện tại Phòng đang tiếp tục vận động cho phụ huynh có con sinh năm 2006 và 2007 ở khu dân cư để huy động trẻ ra lớp lá. Đến tháng 4, giáo viên tiểu học sẽ trực tiếp đi tuyên truyền đến giáo viên và phụ huynh khối lớp lá và chồi tại các trường MN hiểu đúng về chương trình lớp 1. Trường tiểu học nào nằm ở phường nào sẽ phải có trách nhiệm tuyên truyền cho các trường MN trên địa bàn phường đó.


Bà Phượng phân tích học sinh lớp lá cần được trang bị những kiến thức cơ bản về những kỹ năng sống, môi trường xung quanh, tâm sinh lý phù hợp... chứ không chỉ là chữ. "Giáo viên MN hiểu được lớp 1, lớp 1 hiểu được MN. Từ đó, phụ huynh yên tâm để con hoàn thành lớp phổ cập năm tuổi trước khi vào lớp 1 với đầy đủ kiến thức cơ bản ở khối MN mà không phải lo lắng cho con học chữ trước" - bà Phượng nói.


Bà Bích Nga cho biết ở Nhà Bè trước đây chỉ giải thích cho phụ huynh hiểu đúng về chương trình GDMN, cho học sinh MN tham quan các trường tiểu học trên địa bàn. Năm nay, học kinh nghiệm từ quận Tân Phú, huyện sẽ đưa giáo viên lớp 1 giới thiệu chương trình lớp 1 cho giáo viên và phụ huynh các trường MN.


Bà Trần Thị Kim Thanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, đánh giá cao cách làm của Phòng Giáo dục quận Tân Phú. Quan trọng nhất là tác động vào phụ huynh, giúp họ hiểu được cho con học ở mức nào là phù hợp. Sở đã đề nghị 23 quận, huyện còn lại tham khảo cách làm ở Tân Phú để áp dụng hợp lý trong quận mình.


"Học sinh lớp lá sẽ được làm quen chữ viết, ngôn ngữ, kỹ năng sống qua các hoạt động vui chơi... Khi lên lớp 1, các em sẽ tiếp tục được học những nội dung tương tự bằng những môn cụ thể như thể dục, toán, mỹ thuật, tập viết, chương trình tiếng Việt...


Chương trình lớp lá sẽ là cơ sở, nền tảng hình thành cho các em kỹ năng khi vào lớp 1 và những lớp cao hơn. Nếu chỉ học chữ mà không học lớp lá, các em sẽ rất thiệt thòi vì bị hổng và không có nền móng để tiếp nhận những kiến thức cao hơn". - bà Chung Bích Phượng, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Tân Phú, TPHCM


"Ở cấp MN trẻ được làm quen mặt chữ nhưng để hiểu và viết được là cả một quá trình. Khi các em vào lớp 1, các em sẽ bắt đầu quá trình tập viết với đầy đủ kiến thức như: cách ngồi viết, nhận biết nét chữ, cầm bút, rê bút, nối nét, ghép chữ... Sự rèn luyện này theo đúng chuẩn về tâm lý của trẻ. Việc các em được khám phá cũng sẽ trở thành niềm vui và giúp các em phát triển toàn diện". - ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT TP.HCM


"Trẻ 5 tuổi tò mò về chữ viết, con số. Vì vậy, trường thường tổ chức cho các em lớp lá những hoạt động kỹ năng hoặc vui chơi để các em làm quen với mặt chữ như nhận biết tên các bồn hoa lớp mình, đếm số từ một đến 10, tập đánh vần tên mình... những hoạt động như thế vừa bổ ích vừa đáp ứng sự phát triển của các em". - cô Cao Thị Mai Loan, Hiệu trưởng Trường MN 5, quận Bình Thạnh, TPHCM


"Đến giờ tôi đã thấy cho con học trước là sai lầm vì vào lớp 1, bé chán và muốn học cao hơn. Giờ đến lớp 2 vẫn vậy, cháu chán và quậy phá khi trường lớp không đáp ứng nhu cầu học". - một phụ huynh có con học lớp 2 ở quận Tân Phú, TPHCM

 

Theo Pháp luật TPHCM

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Không nên cho trẻ 5-6 tuổi học chữ trước khi vào lớp 1
Ngày gửi: 3/2/2012 1:15:37 PM

Là giáo viên tôi vô cùng tâm đắc với nội dung trên bởi vì dạy chữ cho trẻ lớp lá là 1 gánh nặng trách nhiệm lên vai cô giáo mầm non, thứ 1: phụ huynh cứ nghĩ lớp lá là phải được học chữ giống như lớp 1 (để chuẩn bị vào lớp 1), thứ 2: không học lớp lá cũng vào được trường tiểu học, nên ph không cần cho trẻ qua trường lớp mầm non,theo tôi cần để thời gian cho trẻ hoạt động, hình thành kỹ năng sống cho trẻ qua vui chơi,trang bị tập trẻ 5-6 tuổi đơn giản nhẹ nhàng, dễ hiễu, gần gũi với trẻ hiện nay bộ tập làm quen chữ viết quá phức tạp, ví dụ: những cụm từ quá nhiều, trẻ tự nhìn và sao chép từ, từ 1đến 2 thôi, và cần có liến kết giữa trường mầm non và trường tiểu học qua giấy chừng nhận để phụ huynh quan tâm đến trẻ 5 tuổi, đưa trẻ vào trường mầm non.


guest
Xem lại khi trẻ mới bước vào lớp một
Ngày gửi: 3/12/2012 8:29:41 PM


Tôi đã nhiều lần đọc trên báo thấy có rất nhiều nội dung nói về điều này nhưng đâu lại vào đấy như "nước đổ lá khoai" trên thì nói gà dưới thì nghe vịt
nếu muốn cho trẻ mầm non có được những tháng ngày hồn nhiên vui tươi và phụ huynh an tâm khi con mình bước vào lớp một và gánh nặng trên vai giáo viên mầm non được trút bỏ thì các bộ, ngành giáo dục phải xem lại và nên cắt đứt (chặt bỏ) tình trạng trẻ vào lớp một phải thi đầu vào làm như vậy lợi bất cập hại. Tôi nói như vậy là sao:
+ Lợi: Cô giáo dạy lớp một chỉ việc ngồi đó run đùi mà dạy không cần cầm tay trẻ viết hay tập trẻ đánh vần (đâu rồi tiếng trẻ đánh vần ê a trong trường học); hoặc là không cần 1+1 bằng mấy ngón tay đâu đếm cho cô nào...
+ Hại thì rất nhiều:
Đâu phải cô giáo mầm non nào viết chữ cũng đẹp, cũng đúng quy cách như ở cấp
một, cách cầm viết như thế nào mới viết chữ đẹp...
Trẻ đã biết trước rồi sẽ ỷ lại không chịu học, vào lớp chỉ việc quấy rối bạn mà thôi
Phụ huynh cũng phải tất bật lo cho con trước khi bước vào lớp một
Trẻ mất đi sự tự do vui chơi thoải mái ở lứa tuổi ăn chơi này
Tạo áp lực về tâm lý cho trẻ khiến trẻ mệt mỏi khi vào lớp và chán học, bên cạnh đó mắt trẻ sẽ bị bệnh (đeo kiếng dày giống như mấy ông cụ)
đây là những tâm sự của tôi rất mong các cấp lãnh đạo của bộ, ngành, bậc giáo dục nên xem xét và chấm dứt ngay tình trạng thi vào lớp một để ngành giáo dục chúng ta ngày càng phát triển mạnh hơn về chất cũng như về số lượng chứ đừng làm quá nó chỉ là ảo tưởng mà thôi
chấm đứt ngay để trẻ tự nhiên phát triển đùng vú ép trẻ xin đừng vú ép trẻ (những ông cụ non tương lai)




guest

Xem lại khi trẻ mới bước vào lớp một
Ngày gửi: 3/12/2012 8:30:39 PM

Tôi đã nhiều lần đọc trên báo thấy có rất nhiều nội dung nói về điều này nhưng đâu lại vào đấy như "nước đổ lá khoai" trên thì nói gà dưới thì nghe vịt
nếu muốn cho trẻ mầm non có được những tháng ngày hồn nhiên vui tươi và phụ huynh an tâm khi con mình bước vào lớp một và gánh nặng trên vai giáo viên mầm non được trút bỏ thì các bộ, ngành giáo dục phải xem lại và nên cắt đứt (chặt bỏ) tình trạng trẻ vào lớp một phải thi đầu vào làm như vậy lợi bất cập hại. Tôi nói như vậy là sao:
+ Lợi: Cô giáo dạy lớp một chỉ việc ngồi đó run đùi mà dạy không cần cầm tay trẻ viết hay tập trẻ đánh vần (đâu rồi tiếng trẻ đánh vần ê a trong trường học); hoặc là không cần 1+1 bằng mấy ngón tay đâu đếm cho cô nào...
+ Hại thì rất nhiều:
Đâu phải cô giáo mầm non nào viết chữ cũng đẹp, cũng đúng quy cách như ở cấp
một, cách cầm viết như thế nào mới viết chữ đẹp...
Trẻ đã biết trước rồi sẽ ỷ lại không chịu học, vào lớp chỉ việc quấy rối bạn mà thôi
Phụ huynh cũng phải tất bật lo cho con trước khi bước vào lớp một
Trẻ mất đi sự tự do vui chơi thoải mái ở lứa tuổi ăn chơi này
Tạo áp lực về tâm lý cho trẻ khiến trẻ mệt mỏi khi vào lớp và chán học, bên cạnh đó mắt trẻ sẽ bị bệnh (đeo kiếng dày giống như mấy ông cụ)
đây là những tâm sự của tôi rất mong các cấp lãnh đạo của bộ, ngành, bậc giáo dục nên xem xét và chấm dứt ngay tình trạng thi vào lớp một để ngành giáo dục chúng ta ngày càng phát triển mạnh hơn về chất cũng như về số lượng chứ đừng làm quá nó chỉ là ảo tưởng mà thôi
chấm đứt ngay để trẻ tự nhiên phát triển đùng vú ép trẻ xin đừng vú ép trẻ (những ông cụ non tương lai)



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhận biết cơ sở vật chất trường mầm non tốt (28/2)
 Chuyển trường mầm non bán công sang công lập (27/2)
 Giáo dục mầm non chưa được đầu tư thỏa đáng (24/2)
 Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi: Cái khó là vận động phụ huynh đưa trẻ ra lớp (22/2)
 Giáo dục mầm non tại ĐBSCL: Cần có đầu tư đột phá (21/2)
 Hội thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi ngành học mầm non (20/2)
 Ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo (18/2)
 “Choáng” với giá thực phẩm trường mầm non (16/2)
 Giáo viên mòn mỏi chờ phụ cấp thâm niên (15/2)
 Tăng giá tiền ăn: Phụ huynh “hụt hơi”, nhà trường “đuối” (14/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i