Giáo dục mầm non
   Tăng giá tiền ăn: Phụ huynh “hụt hơi”, nhà trường “đuối”
 

Sau Tết, gas "đội sổ", gạo tăng cao, các mặt hàng thực phẩm thịt cá, rau củ quả cũng đua nhau lên giá... Vì vậy, các trường học ở TP.HCM cũng rục rịch tăng tiền ăn.


Điều chỉnh tiền ăn theo giá thị trường
Nhiều phụ huynh (PH) có con đang học tại Trường mầm non (MN) 30/4 (Q.1, TP.HCM) than: "Chúng tôi vừa nhận được thông báo tiền ăn của học sinh (HS) kể từ tháng Hai này sẽ tăng từ 25.000đ lên 30.000đ/ngày. Đó là chưa kể 10.000đ tiền ăn sáng, như vậy, bình quân mỗi tháng, PH phải đóng hơn một triệu đồng tiền ăn. Trong lúc các chi phí sinh hoạt đều tăng vùn vụt, "khoản ăn" của con cũng tăng càng làm PH muốn "hụt hơi".


Trường MN 30/4, Q,1 tăng tiền ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh


Còn tại Trường MN Thành phố 19/5, do dự đoán trước tình hình "bão giá" sau Tết nên nhà trường chủ động tăng tiền ăn của trẻ từ... trước Tết. Cô Trần Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh đã đồng thuận về tăng mức thu tiền ăn của các cháu MN là 28.000đ/ngày (mức thu cũ là 25.000đ), HS mẫu giáo (MG) lên 30.000đ/ngày (mức cũ 28.000đ) cho bữa ăn trưa và ăn xế. Riêng tiền ăn sáng hiện nay là 12.000đ/buổi cho bậc MN và 14.000đ cho bậc MG. Trước đó, nhiều PH lớp 12 của trường THCS - THPT Đào Duy Anh (Q.6, TP.HCM) cũng tá hỏa khi tiền trường tăng từ 2.750.000đ lên 4.900.000đ đồng/tháng/HS, phần tăng hơn hai triệu này được lý giải là tiền ăn, phí phục vụ...


Vì sao tiền ăn luôn được điều chỉnh theo giá thị trường? Phải chăng nhà trường không chia sẻ khó khăn vật giá leo thang với PH? Thầy Trần Mậu Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1 phân tích: "Năm học trước, nhiều trường "kêu" quá nên mức trần tiền ăn bán trú được cho phép tăng lên 25.000đ/ngày. Nhưng đến thời điểm này, giá cả tăng chóng mặt, đi chợ rất khó mua đồ. Trong khi HS THCS "sức ăn mạnh", nhà bếp chế biến tại trường mới đảm bảo đủ khẩu phần cho học trò, mỗi em chỉ tốn 25.000đ/ngày nhưng được ăn bữa chính và ăn xế. Với giá tiền này, nếu ăn "suất công nghiệp" chẳng thể nào no. Hiện bộ phận nhà bếp than "khó đi chợ quá!" nên nhà trường đang xem xét, cân đối lại, có thể từ tháng Ba, trường sẽ lấy ý kiến PH về việc tăng tiền ăn, nhằm đảm bảo đủ dinh dưỡng hơn cho các cháu".


Sở GD-ĐT: tăng giá cũng phải từ từ
Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, tiền ăn là khoản do PH và nhà trường tự thỏa thuận. Nhiều hiệu trưởng trường công lập cho biết: Ở một số trường quốc tế hoặc ngoài công lập, mức thu này có khi lên đến 100.000đ/ngày. Thế nhưng, với các trường công lập, dù PH có đồng thuận hay không thì khoản thu này vẫn phải được sự chấp thuận của phòng GD-ĐT và UBND quận, huyện. Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD-ĐT Q.5 cho biết: Hiện nay, Phòng đang động viên các trường trên địa bàn giữ nguyên mức thu tiền ăn (tối đa 25.000đ/ngày/HS), phải liệu cơm gắp mắm vì tăng giá thì khổ cho PH, không tăng lại khó cho các trường. "Bí quyết" của Q.5 ứng phó trước đợt bão giá sau Tết là yêu cầu các đơn vị cung ứng phải đảm bảo bình ổn giá. Tương tự, "các trường MN trên địa bàn Q.3 vẫn còn cầm cự được với mức thu cũ và phải cân đối lại thực đơn các bữa ăn cho hợp lý", bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó trưởng phòng GD-ĐT Q.3 cho biết.


Theo cô Phạm Thị Hương, Hiệu trưởng Trường MN 30/4, dù PH đã đồng ý mức tiền ăn mới nhưng nhà trường vẫn gặp khó khăn. Đó là mức thu mà nhà trường căn cứ vào giá cả, hợp đồng trước Tết để tính toán, cân đối. Sau Tết, các đơn vị cung ứng hàng cho trường đều thông báo sẽ tăng giá, như sữa giá tăng từ 10.000đ - 15.000đ/hộp. Nhà trường phải yêu cầu các đơn vị cung ứng phải giữ mức giá bình ổn tối đa trong một học kỳ. Nếu giá cả tăng quá thì trường cũng đành chịu.


Trước khó khăn của các trường phải tìm nhiều cách xoay xở để đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng GDMN, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: Sở GD-ĐT không áp một mức giá chung, các trường tự thỏa thuận tiền ăn với PH tùy theo tình hình địa bàn. Thế nhưng, đối với những khu vực PH khó khăn hoặc ở các nhóm trẻ gia đình, nếu trường muốn tăng giá cũng phải từ từ, không thể nhảy vọt từ 15.000đ - 20.000đ lên 25.000đ - 30.000đ. Với giá cả tăng hiện nay, Sở yêu cầu mức thu thấp nhất phải là 20.000đ/ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra, Sở GD-ĐT đã có hướng dẫn chất lượng thực phẩm, bữa ăn, các trường dựa vào đó, tự lựa chọn đơn vị cung ứng thực phẩm có chất lượng hoặc có giá bình ổn.


Theo PN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập ở Nghệ An (13/2)
 Đồng bằng sông Cửu Long: Ngành học mầm non gặp khó (11/2)
 Phú Thọ: Huyện đầu tiên được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi (9/2)
 Hà Nội: Trường học “lao đao” vì sự cố mất nguồn nước (8/2)
 “Chuẩn” nào cho trường học chất lượng cao? (7/2)
 Nộp bằng đại học có được nâng lương? (6/2)
 Sự kiện giáo dục nổi bật năm 2011: Nhiều chính sách phát triển GD mầm non (3/2)
 Mô hình “Giữ trẻ liên gia” tại Hậu Giang (2/2)
 Ðiều kiện tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non (1/2)
 Trẻ nhõng nhẽo quay lại lớp sau Tết (31/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i