Giai đoạn 12 đến 18 tháng, hầu hết các bà mẹ đều dành phần lớn thời gian tìm hiểu các công thức dinh dưỡng để giúp con mình ngày càng cao to khỏe mà quên mất đều quan trọng hơn; liệu có phải trẻ cao to khỏe tức là trẻ đang phát triển toàn diện? Lọat bài "Hiểu rõ bước phát triển đầu đời tối ưu cho bé yêu" do GS.TS.BS Hoàng Trọng Kim, Chủ tịch Hội Nhi Khoa Tp.HCM, Phó Chủ Tịch Hội Nhi Khoa Quốc Gia Việt Nam sẽ đưa ra những lời khuyên về việc đánh giá đúng những bước phát triển toàn diện cho bé.
Hiểu rõ bước phát triển của bé để nuôi dạy bé tốt hơn
Giai đoạn từ 12 đến 18 tháng tuổi là giai đoạn trẻ phát triển tốt về mặt nhận thức, cảm xúc. Đặc biệt đây là giai đoạn nhạy cảm để phát triển ngôn ngữ tột bậc.
Trong giai đoạn 12 tháng, bé biết được tên gọi của nhiều đồ vật gia dụng, nói và hiểu được những cụm có 3 từ. Vào lúc 18 tháng, bé bé đã biết tên của nhiều bộ phận trên cơ thể và nói được khoảng 40 từ...Lưu ý, bố mẹ không nên giả vờ và nói theo cách phát âm sai của bé. Ngoài ra bà mẹ có thể giúp bé gia tăng vốn từ bằng cách mở rộng những gì bé nói. Ví dụ khi bé chỉ tay và nói "xe", cha mẹ sẽ mở rộng thành "đúng rồi, đó là chiếc xe của con. Đó là chiếc xe màu xanh..."
Về phát triển nhận thức, bé học rất nhanh và khám phá rất nhiều. Bé có thể nhìn theo cả những vật đang di chuyển, có trí nhớ và khả năng tập trung cao. Óc sáng tạo và trí tưởng tượng cũng bắt đầu phát triển: bé biết đóng giả vai, ném bóng, và chồng các khối gạch lên với nhau.
Chăm sóc bé khoa học trong từng cột mốc sẽ giúp bé phát triển toàn diện thể chất và trí não. Ảnh: Abbott
Để giúp bé phát triển cảm xúc, ba mẹ cần giúp bé phát triển những mối quan hệ khác độc lập với bạn giúp bé giảm phụ thuộc vào bà mẹ hay người chăm sóc bé. Đặc biệt ba mẹ có thể dạy bé biết cách chia sẻ như ôm bé vào lòng khi bé giận dữ và trò chuyện với bé. Trong giai đoạn từ 12 - 18 tháng ba mẹ và người thân cần tích cực tham gia vào các trò chơi IQ cùng với bé để giúp bé tìm hiểu về thế giới xung quanh.
Dưỡng chất nào cho bé yêu sự phát triển toàn diện?
Não bé từ lúc mới sinh cho đến lúc 12 tháng tuổi kích thước tăng gấp 3 lần. Sự phát triển về các chức năng quan trọng của não bộ cũng phát triển nhanh nhất trong giai đoạn này. Trước 12 tháng tuổi, trẻ hấp thu các dưỡng chất chủ yếu từ dòng sữa mẹ. Từ 12 - 18 tháng tuổi, trẻ uống sữa và có thêm thức ăn đặc (ăn dặm), để bổ sung thêm chất đạm, béo, khoáng, vitamin... nhằm giúp phát triển thể chất và tâm vận động. Tuy nhiên, các bé từ 12 tháng tuổi vẫn chưa quen với thức ăn đặc và thường từ chối bằng cách làm các thức ăn đổ hoặc rơi vãi ra. Vì vậy trong giai đoạn này, việc bé uống được sữa bột vẫn là điều rất tốt và vẫn nên khuyến khích để bé hấp thu được nhiều dưỡng chất nhất.
Trẻ cần được bổ sung hệ dưỡng chất chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu giúp xây dựng cấu trúc và chức năng não bộ (12 dưỡng chất): AA, DHA, omega 3, omega 6, taurin, cholin, sắt, kẽm, axit folic, i-ốt, Phospholipid và Lutein.
Phospholipid là thành phần quan trong của màn tế bào thần kinh, giúp tối ưu hoá các mối liên kết thần kinh, gia tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh, thiết yếu đối với chức năng não bộ. Đối với dưỡng chất Lutein có tác dụng chống ô-xy hóa, bảo vệ võng mạc dưới tác dụng của ánh sáng xanh.
Tuy nhiên các dưỡng chất thiết yếu trên cần được kết hợp đầy đủ, hợp lý và được đánh giá khoa học, với những chứng minh lâm sàng có giá trị cao trên các thời điểm phát triển trí tuệ của trẻ trong những năm tháng đầu đời, bao gồm:
đánh giá sự hình thành tính cách của trẻ thông qua biểu hiện của hành vi( IBQ): ở trẻ sơ sinh;
đánh giá khả năng xử lý thông tin qua thị giác (Fagan test): cho trẻ từ 6 tháng tuổi;
đánh giá khả năng tiếp nhận và diễn đạt từ vựng (CDI): cho trẻ từ 9-39 tháng tuổi
đánh giá sự phát triển giao tiếp thông qua diễn đạt bằng điệu bộ, cử chỉ( MLU): cho trẻ từ 14 tháng tuổi;
đánh giá sự phát triển trí tuệ (MDI) và tâm vận động (PDI): cho trẻ 12 tháng tuổi;
đánh giá sự phát triển trí tuệ (IQ): cho trẻ từ 12 tháng
Theo WTT