Dinh dưỡng
   Cho bé ăn thủy, hải sản
 

Do đạm trong thủy, hải sản thường hay gây dị ứng cho bé; vì vậy, nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất, cho ăn từ từ, ít một để bé thích nghi dần, với những bé có cơ địa dị ứng thì mẹ cần phải thận trọng hơn.


Những loại thủy, hải sản cho bé
Cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp cho cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Hàu thì rất giàu kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để bé tăng trưởng và cũng rất cần để phát triển hệ sinh dục. Hầu hết các loại thủy, hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng.


Cá đồng tuy không chứa nhiều các axit béo chưa no như cá biển nhưng cũng chứa nhiều chất đạm quý dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển. Vì vậy, khi bé mới bắt đầu ăn cá, mẹ nên cho ăn cá đồng trước, chọn cá nạc, ít xương như cá quả (cá lóc), cá trắm, cá trê... Với cá biển thì nên cho bé ăn cá hồi (cá thu, cá ngừ). Các loại cá này chứa nhiều omega-3 (các axit béo chưa no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của bé, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn).


Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển. Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, nên cho bé ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho bé.


Các loại thủy, hải sản có vỏ như hàu (ngao, hến, trai...) nên cho bé ăn khi đã một tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ, các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với bé.


Những loại thủy, hải sản không nên cho bé ăn
Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao thì không nên cho bé ăn. Nên tránh cho bé ăn cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn. Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản, mẹ phải chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé.


Cách chế biến thủy, hải sản
Cách chế biến thủy, hải sản không đúng cũng có thể gây bất lợi cho cơ thể bé. Thủy, hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá sống, hàu sống, sò, mực nướng...) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng. Đó là nguyên nhân của không ít trường hợp nhiễm trùng đường ruột khi ăn hải sản. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì một nguy cơ nữa phải kể đến khi ăn nhiều hải sản là khả năng nhiễm kim loại nặng như thủy ngân.


Khi bé còn trong giai đoạn ăn bột và cháo: Tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo. Nếu là cá đồng nhiều xương, bạn nên luộc chín cá rồi gỡ xương. Cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo cho bé. Với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Tôm to thì bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua.


Với các loại thủy, hải sản có vỏ luộc chín lấy nước nấu cháo, bột, thịt xay hoăc băm nhỏ cho vào cháo, bột.


Bé từ 3 tuổi trở lên: Ngoài ăn các loại cháo, mì, miến... nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng luộc hấp (cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp...).


Điều quan trọng nhất là phải nấu chín kỹ, không cho bé ăn gỏi, hoặc nấu chưa chín kỹ.


Lượng thủy, hải sản cho bé
Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1-2 bữa từ thủy, hải sản, nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:
- Bé 7-12 tháng: Mỗi bữa có thể ăn 20-30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo. Mỗi ngày có thể ăn một bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.


- Bé 1-3 tuổi: mỗi ngày ăn một bữa hải sản nấu với cháo (hoặc ăn mì, bún, súp...); mỗi bữa ăn 30-40g thịt của thủy, hải sản.


- Bé từ 4 tuổi trở lên: Có thể ăn 1-2 bữa thủy, hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50-60g thịt của hải sản (nếu ăn ghẹ, có thể ăn 1/2 con/bữa, tôm to có thể ăn 1-2 con/bữa hoặc 100g cả vỏ).


Thủy, hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa axit béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali...). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khoẻ mạnh và giúp bé tăng trưởng. Tuy nhiên, thủy, hải sản cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khoẻ.


ThS. BS. Lê Thị Hải
Theo  SK & ĐS

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Gợi ý các món với khoai tây cho bé (29/12)
 Có nên bổ sung muối trong khẩu phần ăn của trẻ? (28/12)
 Cho bé ăn bổ sung hợp lý (28/12)
 Kê đơn' cho bé chậm tăng cân (27/12)
 Hấp thu dinh dưỡng hiệu quả cho mẹ và bé (27/12)
 Nguyên tắc tẩm bổ cho trẻ suy dinh dưỡng (26/12)
 4 nhóm thực phẩm giúp tăng sinh lực cho trẻ (26/12)
 Lưu ý với rau củ quả đóng hộp (23/12)
 Trẻ sơ sinh cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày? (23/12)
 Kế hoạch làm tiệc Giáng sinh cho bé - Phần cuối (22/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i