Trong 6 tháng đầu đời, cơ thể bé cần ít hơn 1gr muối/ngày. Chúng được cung cấp qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Từ 7 - 12 tháng, lượng muối cần cho cơ thể giảm dưới 1g/ngày. Ở độ tuổi tập đi (1 - 3 tuổi), trẻ cần ít hơn 2g muối/ngày.
Để tuân thủ theo khuyến nghị này, bạn cần lưu ý:
Hạn chế tối đa lượng muối cho vào thức ăn của bé
Không thêm muối trong quá trình nấu đồ ăn cho bé
Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chế biến sẵn chẳng hạn như thịt nguội, thịt xông khói, khoai tây chiên, bánh quy, súp viên, mỳ, sốt, phô mai, các món ăn Trung Quốc...
Đây đều là những món ăn có lượng muối rất cao, hoàn toàn không thích hợp với các bé và hãy thay thế cho bé bằng các món ăn có ít muối hơn.
Những thực phẩm dành cho bé như các loại mức, bột ngũ cốc thường đã có sẵn 1 lượng nhỏ muối và vì thế không cần phải cho thêm muối trong quá trình chế biến. Tuy nhiên, với trẻ lớn hơn thì không thêm muối lại không tốt.
Nếu cho bé dưới 3 tuổi các thực phẩm có hàm lượng muối cao thì chỉ nên cho trẻ ăn một lượng thật nhỏ.
Muối thường được ghi trên bao bì sản phẩm dưới cái tên sodium: 1g sodium tương đương với 2,55 gr muối. Hãy đọc nhãn sản phẩm cẩn thận và chọn những sản phẩm có lượng sodium không nhiều hơn 0,1 gr cho 100 gr thực phẩm.
Những thực phẩm ít muối tốt nhất cho trẻ gồm: rau quả, thịt lợn nạc, cá nạc, trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai tươi.
Gạo, bột mỳ cũng đã có sẵn muối vì thế không cần phải thêm muối trong quá trình nấu cho trẻ.
Theo Pháp luật