Ăn đúng cách cho bé yêu của bạn
   Mang thai: Giai đoạn chuyển dạ - chuyện gì sẽ đến
 

Giai đoạn đầu chuyển dạ được gọi là giai đoạn giãn nở cổ tử cung. Đây là khoảng thời gian dài nhất, thường kéo dài vài giờ đến một ngày. Trong giai đoạn này, cổ tử cung sẽ giãn hết mức đến 10 cm.

 

Trong giai đoạn 2 của chuyển dạ, bạn sẽ bắt đầu tự đẩy bé xuống đường sinh bởi những cơn co thắt, trở nên rất mạnh và có thể đau đớn. Mỗi cơn co thắt kéo dài khoảng 60 giây. Tuy nhiên, các cơn co thắt, cách nhau khoảng 2 đến 3 phút. Thời gian thông thường của giai đoạn 2-giai đoạn chuyển dạ của bà mẹ sinh con lần đầu là khoảng 2 tiếng. Đỉnh điểm của giai đoạn 2 là lúc bé chào đời.

 

Giai đoạn 3 là giai đoạn sau khi sinh xong cho đến khi bong nhau.

 

Có cả giai đoạn thứ tư, nhưng thường không được chú ý đến. Giai đoạn 4 bắt đầu sau khi sinh con và nhau bong xong, và kéo dài khoảng 1 tiếng. Giai đoạn 4 là lúc chữa trị và may cho bà mẹ, và là lúc để bà mẹ và con mình bắt đầu làm quen. Trong giai đoạn này, bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ kiểm tra nhau và dây rốn, tìm những nơi âm đạo bị rách, khâu lại và thế là thủ thuật rạch âm đạo, nếu có đã hoàn tất. Sờ tử cung sẽ thấy chắc và cứng. Đây là thời gian để điều chỉnh những căng thẳng khi sinh nở. Nhiều thay đổi sinh lý xảy ra khi sinh đẻ sẽ ổn định lại trong vòng 1 giờ sau khi sinh.

 

GIẢM ĐAU KHI CHUYỂN DẠ

Đôi khi, việc sinh nở cũng nặng nhọc chẳng kém gì một cuộc chạy đua ma-ra-tông. Cơ thể cân đối và các biện pháp để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, hăng hái sẽ đóng vai trò chính trong chuyện bạn sinh giỏi cỡ nào. Trong thực tế, có thể bạn chuyển dạ lâu hơn nếu đó là con đầu lòng. Một số phụ nữ bắt đầu trải qua những cơn co thắt nhẹ 1 đến 2 ngày trước khi sinh. Nếu đã tuân thủ chế độ ăn uống và cách sống phù hợp với nhóm máu trong suốt thai kỳ, bạn hẳn sẽ trong tình trạng khỏe mạnh nhất. Đây là một số mẹo:

• Trong mấy tuần và nhất là mấy ngày trước khi sinh, hãy nghỉ ngơi thật nhiều. Nếu bạn khó ngủ, hãy tập thói quen thư giãn trước khi đi ngủ, như là tắm nước ấm và ăn nhẹ để làm tăng lượng đường trong máu.

• Giữ mức dinh dưỡng cao. Bạn sẽ cần nhiều dưỡng chất cho nhiệm vụ sắp tới.

• Trong giai đoạn đầu của chuyển dạ, khi các cơn co thắt bắt đầu và cổ tử cung giãn ra, hãy ráng càng chủ động càng tốt. Tự làm mình phân tâm bằng cách tham gia các hoạt động thường ngày. Trì hoãn thời gian, phải tập trung hoàn toàn cho cơn đau đẻ. (Cathy Rogers khuyên bạn đừng nghĩ mình ‘đang đau đẻ' cho đến khi bạn không thể nói chuyện nổi nữa lúc bị co thắt). Đi dạo càng nhiều càng tốt, vì đi bộ giúp cổ tử cung giãn.

• Nếu bạn đang tập hít thở, như là kỹ thuật Lamaze chẳng hạn, hãy bắt đầu tập chúng khi các cơn co thắt trở nên dữ dội đến nỗi làm bạn khó nói chuyện.

• Giai đoạn đầu của chuyển dạ có thể kéo dài nhiều giờ. Hãy uống nhiều nước và để đồ ăn vặt gần đó. Súp tàu hũ, rau hoặc gà làm tăng sức, có thể giúp ích trong giai đoạn mới chuyển dạ. Trà gừng (bây giờ đang chuyển dạ thì uống được rồi) cũng có thể giúp bạn không bị kiệt sức.

• Hãy chắc chắn trò chuyện trước với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh qui định về chuyện ăn nhẹ hoặc uống nước khi đang chuyển dạ.

• Trong giai đoạn 2 chuyển dạ, khi các cơn co thắt mạnh hơn và gần nhau hơn, bạn sẽ cố gắng nhiều hơn để đẩy bé vào trong đường sinh. Hãy thử thay đổi tư thế thường xuyên-ít nhất 30 phút một lần. Làm vậy sẽ giảm áp lực và giữ cho bạn dễ thích nghi hơn.

 

GIẢM ĐAU AN TOÀN

Theo kinh nghiệm của tôi, đa số phụ nữ quá lo lắng trước và trong quá trình chuyển dạ đều có liên quan đến việc họ sợ rằng sẽ khó xử lý cơn đau dữ dội, hoặc họ không thể giữ tập trung hoặc kiểm soát. Ngày nay trong bệnh viện có sẵn nhiều loại thuốc giảm đau nhân tạo. Có một số thuốc giảm đau, đem lại rủi ro vì chúng cũng ảnh hưởng cho con bạn. Một số cách giảm đau khác, như là gây tê ngoài màng cứng, là gây tê cục bộ. Trước khi trao quyền quyết định cho việc sinh nở có sự can thiệp của y học, tôi khuyên bạn hãy tìm hiểu các cách giảm đau không cần thuốc hiện có. Chúng không chỉ an toàn, mà còn cho phép bạn chứng kiến trọn vẹn chuyện sinh nở.

 

TÁM LOẠI THUỐC GIẢM ĐAU TỰ NHIÊN

1. Kỹ thuật thư giãn. Tưởng tượng, suy ngẫm, và ngủ lơ mơ có thể làm bạn bớt để ý đến cơn đau, giảm lo âu, và làm cho việc sinh nở dễ dàng hơn nhiều. Xem phụ lục B để biết thêm thông tin.

2. Di chuyển. Đổi tư thế thường xuyên để trọng lực hỗ trợ cho bạn, chứ không gây khó khăn cho bạn. Điều này làm giảm cảm giác áp lực.

3. Xoa bóp. Trước khi chuyển dạ, hãy tập xoa bóp với người bạn đời. Trong khi chuyển dạ, hãy xoa bóp nhẹ vai, đầu, chân, đùi, trán, mặt- những chỗ căng nếu làm dịu đi- có thể làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Xoa ấn sâu cũng có thể thực hiện ở những điểm đặc biệt. Xoa ấn giãn cơ có thể có hiệu quả. Đây là cách dùng áp lực đè lên những vùng của cơ thể mà đã gây đau khi đang chuyển dạ. Xem phụ lục B để biết thêm thông tin về những kỹ thuật xoa bóp.

4. Thủy trị liệu. Chuyển dạ và sinh con dưới nước có thể làm bạn đỡ đau hơn rất nhiều và giúp bạn thư giãn khi đang chuyển dạ. Xem khung trên trang 36.

5. Bấm huyệt. Bấm huyệt là việc kích thích các huyệt đặc biệt trên cơ thể để giảm đau. Tham khảo phụ lục B để biết thêm nguồn tham khảo.

6. Châm cứu. Châm cây kim nhỏ xíu vào trong trung khu thần kinh để chặn cơn đau.

7. Bà đỡ. Các cuộc nghiên cứu cho thấy các bà đỡ làm giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau của sản phụ bằng cách làm giảm bớt căng thẳng và tác động tiêu cực của mức hoóc-môn căng thẳng tăng cao.

8. Liệu pháp vi lượng đồng căn. Phương pháp dùng vi lượng đồng căn Gelsemium (có thể dùng 6x hoặc 30cc pha loãng hay không pha loãng) có thể giúp giãn nở cổ tử cung. Liệu pháp vi lượng đồng căn là pha thật loãng nhiều loại thực vật, động vật, và khoáng chất. Bạn có thể ngậm từ 2-3 viên thuốc vi lượng đồng căn dưới lưỡi mình cứ 10 đến 20 phút một lần.

Lời khuyên của bà mụ áp dụng liệu pháp thiên nhiên
Cathy Rogers, N.D.

CHUYỂN DẠ VỚI BỒN TẮM VÀ VÒI SEN
Việc áp dụng chuyển dạ trong bồn nước đang ngày càng phổ biến, vì lý do chính đáng. Những cơn co thắt sẽ ít đau nếu bạn nằm trong nước. Nước cân bằng với áp suất, làm giảm đau. Nó cũng cho phép bạn thay đổi tư thế một cách dễ dàng, làm giảm sự khó chịu. Nước đưa bạn vào một trạng thái thư giãn sinh lý.

Dù sinh ở bệnh viện hay ở nhà, bạn có thể đặt mua một bồn tắm cho việc sinh nở. Có một số công ty trên cả nước chuyên cung cấp bồn tắm dành cho việc sinh nở (xem phụ lục B). Bạn có thể đặt mua bồn trước, hãy gọi họ cung cấp khi chuyển dạ, và bồn tắm sẽ được giao đến. Bồn tắm có một lớp vỏ nhựa cứng bọc quanh phần bên trong bằng một miếng xốp mềm. Một lớp đệm lót chắc chắn có thể dùng lại được bọc cả bồn và một lớp lót dùng một lần rồi bỏ sẽ bọc quanh bồn lần nữa. Nệm xốp tròn được dùng làm đáy. Hầu hết các dịch vụ bao gồm lắp đặt, hỗ trợ, làm vệ sinh, tháo gỡ bồn tắm.

Bạn cũng có thể sử dụng bồn tắm của mình hoặc yêu cầu bệnh viện cho một bồn tắm riêng. Nếu bồn tắm không đủ sâu để che bụng, hãy che bụng mình với một cái khăn tắm rồi liên tục đổ nước lên.

Nếu bạn chỉ có vòi sen để dùng, hãy ngồi lên một ghế thấp phủ khăn trong buồng tắm vòi sen và hướng tia nước đến nơi giúp ích nhất. Bạn cũng có thể dùng gạc nóng hay lạnh trong suốt quá trình chuyển dạ-sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất. Hãy dùng khăn mặt và vắt khô, rồi đắp lên trán, bụng, lưng dưới, hoặc đáy chậu. Nếu bạn đắp khăn nóng bọc nhựa, nó sẽ giữ nhiệt lâu hơn.

 

Mamnon.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phụ nữ mang thai thuộc nhóm máu O (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Những thực phẩm chức năng dành cho nhóm máu O (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Thịt và thịt gia cầm (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Hải sản (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Trứng và sữa (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Dầu và chất béo (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Đậu và hạt (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Các loại rau đậu (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Ngũ cốc, Bánh mì và Mì sợi (20/12)
 Chế độ ăn uống của nhóm máu O: Các loại rau (20/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i