Chăm sóc trẻ
   Mốc phát triển 6-9 tháng tuổi
 

6 tháng cuối của năm đầu tiên, bé có rất nhiều thay đổi mà bạn có thể nhận ra được.

Katherine Connor (bác sĩ nhi khoa tại phòng khám của trung tâm trẻ em Johns Hopkins) nói rằng, các bé có xu hướng phát triển "từ trên xuống". Nghĩa là, trong những tháng đầu đời, bé học cách nâng và kiểm soát đầu (từ trên) thì những tháng tiếp theo, bé chuyển sang học ngồi, học đứng (xuống dưới).

Chuyên gia gợi ý với cha mẹ rằng, các bé phát triển kỹ năng với tốc độ riêng. Nhiều cha mẹ lo lắng, ví dụ nếu em bé của họ chưa đi bộ khi 1 tuổi nhưng thực tế, hầu hết các bé chỉ bắt đầu học đi qua sinh nhật đầu tiên.

 

Dưới đây là một số thay đổi ở bé giai đoạn 6-9 tháng:

6 tháng

Kỹ năng vận động thô: Ngồi mà không cần mẹ đỡ.

Kỹ năng vận động bàn tay: Chuyển đồ vật từ một tay này sang bàn tay kia.

Kỹ năng ngôn ngữ: Bập bẹ mà có thể tạo ra chuỗi âm thanh như lời nói thực sự "mama", "dada", "baba"...

Kỹ năng xã hội: Nhìn về phía mẹ hoặc mỉm cười với mẹ khi mẹ gọi tên của bé.

7 Tháng

Kỹ năng vận động: Có thể trườn lên trước theo kiểu "quân đội" hoặc lắc lư qua lại trong tư thế bò.

Kỹ năng vận động bàn tay: Bắt đầu biết chụp lấy đối tượng bằng cách chụm tất cả các ngón tay.

Ngôn ngữ: Bắt chước âm thanh mẹ tạo ra, giống như nói chuyện lảm nhảm và cười phá lên.

Xã hội: Bắt đầu biết giao tiếp bằng mắt và các trò chơi như "ú òa".

8 tháng

Kỹ năng vận động thô: Bắt đầu ngồi vững hơn. Nhiều bé bắt đầu biết bò tại thời điểm này nhưng không phải mọi bé đều học bò (đừng lo ngại nếu con bạn chưa bò).

Vận động bàn tay: Chơi nhặt và thả các đối tượng.

Ngôn ngữ: Một số bé bắt đầu sử dụng những từ phát âm như "mama" và "dada". Đừng ngạc nhiên nếu bé gọi cả cha lẫn mẹ là "dada" một thời gian.

Xã hội: Học để hiểu đối tượng vĩnh cửu - rằng mọi thứ vẫn còn tồn tại khi bé không thể nhìn thấy chúng. Điều đó có nghĩa là bắt đầu lo lắng khi xa mẹ, nhưng không cần quá bận tâm.

9 tháng

Kỹ năng vận động thô: Bé cố gắng để kéo mình lên một vị trí đứng bằng cách sử dụng đồ nội thất và các đối tượng khác.

Kỹ năng bàn tay: Làm chủ được kỹ năng nhúm đồ vật nhỏ với tất cả bốn ngón tay tham gia.

Ngôn ngữ: Sử dụng rất nhiều cử chỉ như chỉ lắc đầu, gật đầu để giao tiếp.

Xã hội: Cảm xúc lo lắng khi xa mẹ đỡ hơn.

Theo Mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hỏi - đáp về bé khảnh ăn (8/12)
 Nhịp thở ở bé dưới 6 tháng khi ngủ (7/12)
 Tránh mất thời gian cho bữa ăn của bé (6/12)
 Rèn kỹ năng nói cho con (6/12)
 Khi bé sợ côn trùng và thang cuốn (1/12)
 Hiểu lý do bé thích cắn (30/11)
 Lưu ý cho bé ăn phômai (30/11)
 Cân bằng ăn uống hợp lý cho trẻ (30/11)
 ‘Chiêu’ cho con uống thuốc (29/11)
 Ăn cá sớm, trẻ tránh được khò khè, hen suyễn (29/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i