Chăm sóc trẻ
   Rèn kỹ năng nói cho con
 

Bé nhà bạn nói luôn miệng và dường như bé chỉ ngưng nói lúc đi ngủ? Hay bé lầm lì, kiệm lời? Bất kể bé nói nhiều - nói ít thế nào, bạn cũng nên giúp con rèn luyện kỹ năng nói.


Trước tiên, bạn nên trở thành người lắng nghe thông minh. Điều này có nghĩa là không chỉ nghe con bạn nói, bạn cần đặt cho bé những câu hỏi, đưa ra lời bình luận và tỏ ra háo hức với câu chuyện của con để khuyến khích bé nói nhiều hơn.

Dưới dây là một số trò chơi và hoạt động thú vị giúp bạn xây dựng kỹ năng nói cho con. Bởi vì các bé học hỏi theo cách khác nhau nên các trò chơi cũng phải đa dạng.

- Nói chuyện với con bất kỳ khi nào hai mẹ con ở bên nhau: Kể với bé về quyển sách bạn đang đọc hoặc câu chuyện ai đó đã nói với bạn. Mô tả cuộc trò chuyện bạn đã nói với đồng nghiệp ở chỗ làm cho con. Kể cho bé về những điều bạn thích khi bạn còn là một cô bé, những gì khi ấy mẹ hay làm với ông bà, những khó khăn mà mẹ gặp phải khi còn nhỏ...

Hãy tạo thói quen thuật lại cho con mọi hoạt động trong ngày. Ngay cả khi nói: "Mẹ phải tiết kiệm điện để cuối tháng không phải trả nhiều tiền điện"... có vẻ không khiến bé chú tâm nhưng bạn cứ nên nói. Đừng ngạc nhiên nếu bạn nghe thấy bé nhắc lại y hệt lời mẹ khi bé nói chuyện với ai đó.

 

- Những câu hỏi mở: Nếu bạn hỏi con "Hôm nay ở lớp, cô giáo cho con ăn trưa với món gì?" thì bạn sẽ nhận được đáp án chi tiết hơn là bạn chỉ hỏi bé những câu mà đáp án là "có" hoặc "không" như: "Hôm nay con có chơi cùng bạn Nhím không?". Hãy cho bé cơ hội để kể lại những gì xảy ra ở trường bằng cách lắng nghe con chăm chú. Bé có thể đưa ra nhiều thông tin rườm rà, chẳng ăn nhập với câu chuyện nhưng tất cả điều này đều quan trọng với bé.

- Ghi âm lúc bé hát hoặc kể chuyện: Các bé rất thích được nghe giọng nói của chính bé trong băng ghi âm. Sử dụng một máy ghi âm (hoặc ghi âm bằng điện thoại di động) để lưu giữ những khoảng khắc ngộ nghĩnh của bé qua từng giai đoạn phát triển.

- Ghi nhớ một câu chuyện cổ điển: Bạn chọn một câu chuyện hay, đọc cho bé nhiều lần, từ ngày này sang ngày khác. Khi bé đã ghi nhớ tốt, bạn đọc từng câu to, rõ trong chuyện và có khoảng nghỉ, bé sẽ háo hức điền nốt những từ còn dang dở. Hoặc đọc một câu chuyện và bạn cố tình đọc sai vài chi tiết, hãy chờ xem bé yêu sẽ hào hứng sửa sai cho mẹ.

- Tóm tắt câu chuyện: Mỗi khi ngồi vào bàn ăn tối hoặc bất kỳ lúc nào cả nhà sum họp, hãy gợi ý để bé nhà bạn tóm tắt lại câu chuyện bé đọc gần đây. Để các thành viên trong gia đình đặt câu hỏi, hỏi bé những điều bé thích hay không thích trong cuốn sách. Hãy khích lệ bé bằng cách dán một ngôi sao lên tường mỗi khi bé hoàn thành tốt phần tóm tắt cho một câu chuyện.

Theo Mevabe.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi bé sợ côn trùng và thang cuốn (1/12)
 Hiểu lý do bé thích cắn (30/11)
 Lưu ý cho bé ăn phômai (30/11)
 Cân bằng ăn uống hợp lý cho trẻ (30/11)
 ‘Chiêu’ cho con uống thuốc (29/11)
 Ăn cá sớm, trẻ tránh được khò khè, hen suyễn (29/11)
 5 thực phẩm 'diệt' IQ của trẻ (28/11)
 Gợi ý kết hợp với món chuối chín (25/11)
 Cách hay để con ngủ ngoan suốt đêm (25/11)
 Bí quyết giúp bé biếng ăn ngon miệng hơn (25/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i