Tâm lý
   5 kỹ năng con cần phải học - Phần 2
 

Trẻ con ngày nay có nhiều kỹ năng kinh khủng - chẳng hạn như lướt web nhoay nhoáy, ngoại ngữ làu làu... Nhưng đồng thời, nhiều bé cũng thiếu những kỹ năng cần thiết để giao tiếp với những người xung quanh, đáp lại cảm xúc của chính mình hay thương lượng giải quyết xung đột để có thể xây dựng những mối quan hệ lâu dài và đạt được thành công trong học tập.


Kỹ năng 2 - Học cách hòa nhập
Bạn không muốn con mình suốt ngày lê la theo bạn bè, nhưng biết cách tham gia vào một hoạt động hay một tập thể thay vì ngồi ngoài và nhìn là một kỹ năng rất cần thiết cho tương lai của bé. Trong mọi mặt cuộc sống, bé rồi cũng sẽ phải cùng sinh hoạt, làm việc trong tập thể - mà tập thể ấy thường có cả những người mà tự bản thân bé sẽ không chọn ngay từ đầu. Biết cách đàm phán với những ý tưởng khác nhau, hiểu được rằng những người khác cũng có vai trò đóng góp quan trọng, biết gắn kết mọi người lại với nhau... đó là những yếu tố cơ bản để giúp con thành công và thành... lãnh đạo.


Với trẻ nhỏ: Theo Tiến sĩ tâm lý trẻ nhỏ Lawrence E. Shapiro, việc đầu tiên bạn có thể phải dạy con là nhận biết "lối vào" nhóm. Không có kỹ năng này, bé có thể sẽ cố nói chuyện với cả nhóm; hãy hình dung cảnh một đứa trẻ đứng bên ngoài vòng tròn, lên tiếng với không một ai cụ thể rằng "Cho tớ chơi với?" và chả ai nghe bé nói cả. Thay vào đó, bạn hãy dạy con chọn ra một đứa trẻ có những biểu hiện thân thiện - có thể đứa trẻ thân thiện kia sẽ nhìn con, mỉm cười và ra hiệu cho bé lại chỗ mình hoặc có những tín hiệu cơ thể tích cực. Giải thích cho con rằng: "Nếu có một đứa trẻ quay về phía con, chứ không phải quay lưng lại, đó chính là người bạn mà con có thể làm quen trước tiên."


Với những bé lớn hơn: Những bé đã đi học thường có xu hướng suy nghĩ rạch ròi, hoặc trắng hoặc đen. Nếu con bạn nói rằng, "Chẳng có ai thích con cả," hãy giúp con tập trung vào những đứa trẻ có thích bé. Có thể bé chỉ đang cần bố mẹ giúp tìm đúng nhóm để tham gia vào hơn là giúp bé gõ ngay vào những cánh cửa đang đóng. "Điều bố mẹ không nhận ra đó là trẻ thường hòa thuận và chơi vui với những đứa trẻ giống mình," Tiến sĩ Shapiro nói. Nếu con bạn là một đứa trẻ rụt rè, hay ngượng, hãy kết cặp cho con với những đứa trẻ rụt rè khác; nếu con bạn mê Star Wars, hãy cho con kết bạn với những đứa trẻ khác cũng thích Star Wars. Những kỹ năng tình bạn được tiếp thu thông qua thực hành, và bạn có thể giúp con tìm ra đúng đối tượng để thực hành.


Kỹ năng 3 - Học cách... đóng kịch
Học cách "diễn" tức là hiểu được những cảm xúc nào nên thể hiện ra và những cảm xúc nào tốt nhất nên tạm giữ lại, hay còn có nghĩa là học cách đôi khi bớt thành thật đi một chút vì cảm xúc của người khác. Chẳng hạn như dạy con dù thất vọng vì không nhận được món quà là trò Wii yêu thích thì vẫn biết đáp lại người bà tốt bụng của mình rằng, "Cháu cám ơn ạ, đôi tất này chắc là ấm lắm." Như thế gọi là lịch sự! Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong nhiều trường hợp khác, và cả với các bạn cùng trang lứa.


Với trẻ nhỏ: Ở tuổi này, học cách tỏ ra lịch sự (hay nói cách khác là "làm giả" cảm xúc thật của mình) đồng nghĩa với học cách tự kiểm soát. Bạn có thể giúp bé không hét lên rằng "Nhưng cháu không thíchhhhh quà là tất," bằng cách cho con những chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng. Nói rằng "Bất cứ khi nào con nhận được quà tặng từ người khác, mẹ muốn con hãy ‘cám ơn,' kể cả có không thích đi chăng nữa," là một chỉ dẫn rõ ràng. Còn nói "Hãy ngoan ngoãn/ lịch sự/ dễ thương với bà?" Chỉ dẫn này không rõ ràng cho lắm.


Tất nhiên bạn đừng dạy con "đổi trắng thay đen" nhưng hãy dạy con cách nhìn vào mặt tích cực của vấn đề. Sau đó, hãy giải thích cho con lý do vì sao việc kiềm chế cảm xúc của con lại quan trọng ("Bà đã rất cố gắng để tìm chọn quà cho con.").


Với những bé lớn hơn:
Giải thích vì sao "đóng kịch" một chút lại có thể có lợi cho bé. Ví dụ, "Ai cũng có những lúc bị trêu chọc, nhưng nếu con không để cho người trêu chọc và bắt nạt biết đã nắm được thóp con, thì người đó sẽ ngừng lại. Thay vì cho thấy con lo lắng, buồn bã hay giận dữ, con hãy tỏ ra không quan tâm và bỏ đi."


Theo Tiến sĩ Shapiro, điều quan trọng ở tuổi này là giúp bé phân biệt được giữa lời nói dối vô hại vì những lý do tốt và những lời nói dối sai trái. Khi một đứa trẻ được hỏi "Tóc mình trông có đẹp không?" thì câu trả lời "Xấu hoắc!" sẽ khiến người hỏi bị tổn thương. Câu trả lời tránh đi "Đẹp đấy, nhưng tớ thích cậu buộc tóc hơn" lịch sự và có thiện ý hơn nhiều. Nhưng với câu hỏi "Con đã làm xong bài tập chưa?" thì câu trả lời "có" trong khi thật ra là bé chưa làm là dối trá - và bạn không thể nhập nhằng cho qua chuyện như thế.


Theo Webtretho (lược dịch)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹ cũng làm được đấy…! (17/10)
 Giúp con trẻ khắc phục khó khăn khi làm bài tập ở nhà (14/10)
 Trẻ ham đọc sách... cũng lo (14/10)
 Ứng phó với bé quá bám mẹ (14/10)
 3 kỹ năng tối quan trọng cho trẻ (13/10)
 Những cách giúp bé khéo léo hơn (13/10)
 Hãy coi con trẻ là “đối tác”!!! (13/10)
 Uốn nắn những thói hư của trẻ (12/10)
 Giúp trẻ an toàn khi ra ngoài (12/10)
 Ai đời bố mẹ lại "thua con và sợ con"! (12/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i