Tâm lý
   Giúp trẻ an toàn khi ra ngoài
 

Bạn luôn muốn bảo vệ con mình trước mọi nguy hiểm và cạm bẫy. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng ở bên cạnh và dang rộng vòng tay che chở con được. Vì vậy, hãy dạy con cách tự bảo vệ mình để trẻ luôn được an toàn, kể cả khi không có bạn.


Bạn có thể dạy trẻ ghi nhớ những điều sau:


1. Quy tắc cơ bản:

- Không la cà ở các công viên, sân trường sau giờ học cũng như những nơi vắng vẻ.
- Chọn một con đường an toàn nhất để đi đến trường.
- Không đi với bất kỳ người lạ nào cho dù họ nói gì đi nữa.
- Không bao giờ mở cửa khi ở nhà một mình và không để người gọi điện thoại/người gõ cửa biết không có người lớn ở nhà.
- Trẻ nên cho cha mẹ, người thân biết mình sẽ đi đâu.


2. Đối với người lạ:

- Đừng tin vào một ai mình không biết rõ.
- Luôn từ chối khi ai đó yêu cầu đi theo họ cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, trừ phi cha mẹ đồng ý.
- Không tin vào bất kỳ câu chuyện nào của người lạ mặt nhằm thuyết phục mình đi theo họ.
- Không đi theo người lạ cho dù hoàn cảnh có vẻ khẩn cấp và họ nói chuyện có liên quan đến người thân trong gia đình. Hãy ghi nhớ, nếu người lạ quả thật cần sự giúp đỡ, họ sẽ tìm gặp người lớn chứ không phải trẻ nhỏ.
- Đừng lại gần bất kỳ ai đang có ý định tiếp cận mình hay hỏi han gì đó mà không xuống xe, đặc biệt là xe hơi/taxi để tránh bị bắt cóc. Luôn luôn đứng cách xa người lạ khoảng cách dài hơn một sải tay để nếu gặp nguy hiểm, mình có thể chạy đi.


3. Khi đi mua sắm:
- Luôn ở gần ba/mẹ hay người thân cùng đi mua sắm với mình.
- Thỏa thuận trước với ba/mẹ nơi mình sẽ đứng đợi trong trường hợp bị lạc.
- Nếu bị lạc, có thể nhờ các nhân viên bán hàng giúp đỡ, nhưng phải chắc chắn rằng họ có mang bảng tên trên áo hay đang đứng trong quầy hàng chỉ dẫn cho khách hàng.
- Khi bị lạc, tuyệt đối không đi theo người lạ cho dù họ bảo sẽ giúp đỡ mình.


4. Khi đi thang máy:
- Không vào thang máy nếu thấy trong đó có người nào làm mình cảm giác không yên tâm.
- Nếu thấy ai đó bước vào thang máy mà mình cảm giác sợ, hãy ra khỏi thang máy ngay.


5. Khi bị bắt nạt:

- Luôn kể với cha/mẹ hay người thân về bất kỳ kẻ nào bắt nạt hay quấy rầy mình.
- Khi bị bắt nạt, hãy lại gần một người lớn hay một đám bạn. Tránh qua lại nơi kẻ bắt nạt thường lai vãng.
- Hãy cứng rắn với bọn bắt nạt. Nếu chúng muốn lấy thứ gì, hãy nói "không". Tuy nhiên, nếu gặp nguy hiểm, hãy đưa cho chúng thứ chúng yêu cầu; quan trọng nhất là sự an toàn cho bản thân, không phải là thắng bọn chúng.


Nguồn: Tuổi trẻ/VnExpress

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Ai đời bố mẹ lại "thua con và sợ con"! (12/10)
 Dạy con làm việc nhà: Đừng coi là chuyện nhỏ (11/10)
 5 kỹ năng con cần phải học – Phần 1 (11/10)
 Cần xử lý tinh tế trước hành vi ăn cắp của trẻ nhỏ (11/10)
 “Xem bói” cho bé qua tranh vẽ (10/10)
 Dạy bé học chữ từ thuở sơ sinh (10/10)
 Dạy con vị tha hay chính là để con thua thiệt? (10/10)
 Khi trẻ "cứng đầu" (7/10)
 Con "ngoan" liệu có phải điều đáng mừng? (7/10)
 'Bí kíp' làm cha (7/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i