Tâm lý
   Khi trẻ "cứng đầu"
 

Phần lớn các bậc phụ huynh thường gặp phải vấn đề này. Mỗi khi "đụng chuyện", cha mẹ đều cố hết sức để "chỉnh sửa" con bằng mọi cách.


Một số biểu hiện sau đây cho biết con bạn đang bướng bỉnh, không nghe lời:

1. Trẻ không bắt đầu làm những gì chúng được cha mẹ chỉ bảo trong khoảng thời gian hợp lý (15-30 giây).


2. Trẻ ngừng làm việc được yêu cầu giữa chừng và không muốn tiếp tục.


3. Trẻ nhất quyết không làm theo những quy định bạn đã dạy chúng ở những nơi buộc phải thực hiện, như trường học, siêu thị hay đến chơi nhà bạn bè.


Khi những điều trên bắt đầu xuất hiện, đương nhiên bạn phải tìm hướng giải quyết ngay lập tức. Bạn không nên bỏ qua cho trẻ tất cả và đừng mong là từ từ những "thói hư" đó sẽ biến mất. Hãy tự mình giải quyết vấn đề và nhờ các chuyên gia tư vấn nếu cảm thấy cần thiết.


Ba nguyên do khiến bạn không thể bỏ lơ tính xấu này ở trẻ:
1. Điều này gây khó chịu cho các bậc phụ huynh và người xung quanh.


2. Nó ẩn dưới những hành vi, biểu hiện tệ nhất có thể sẽ xảy ra giữa gia đình và trẻ, hoặc ngược lại.


3. Bên cạnh đó, những biểu hiện phá phách, hung hãn thường không xảy ra bất kỳ lúc nào mà chỉ xuất hiện khi trẻ bướng bỉnh và bị bắt buộc phải làm điều gì đó.


Một số điều cha mẹ cần lưu ý để quá trình dạy bảo trẻ dễ dàng hơn khi gặp những điều trên:

1. Trẻ con không suy nghĩ như người lớn, không tiếp nhận thông tin và nhìn thế giới chung quanh như người lớn.


2. Trẻ con ngây thơ, thường làm những điều ngốc nghếch, chúng chưa thể khôn ngoan như người lớn. Chính cha mẹ có nghĩa vụ uốn nắn, chỉ dẫn con cái làm những điều đúng.


3. Chúng ta thường kì vọng nhiều từ những hành động của trẻ hơn là hành động của chính mình. Chúng ta muốn người khác tha thứ và cho phép biện hộ những lỗi lầm của ta, nhưng ta lại vô lí đòi hỏi sự hoàn hảo từ con cái. Điều đó cần được thay đổi.


4. Trẻ con thường làm mọi việc với lý do riêng. Đôi lúc con bạn sẽ bướng bỉnh và không nghe lời cha mẹ vì lý do nào đó. Chúng đang thử bạn và quan sát bạn rất kỹ, có thể là để xem giới hạn "mè nheo, quyền tự quyết" của chúng tới mức nào. Chính vì thế hãy tạo điểm dừng cho trẻ ngay từ hôm nay, nếu không bạn sẽ ân hận về sau.


5. Những cư xử của trẻ không hề "ngẫu nhiên", hãy xem lại phần số 4.


2 điều đáng chú ý trong quá trình tìm cách hiểu con của cha mẹ:

- Tất cả các hành động của trẻ bắt nguồn từ mong muốn của chúng, chúng biết về bạn như thế nào và chúng muốn gì ở bạn.


- Trẻ con sẽ làm nhiều việc khác nhau để có được nguồn động viên từ bạn hoặc để trốn tránh những việc mà chúng không muốn làm.


Chính vì thế, hãy dành đủ thời gian cho con và cho chúng biết rằng bạn luôn "cùng phe" và luôn muốn những điều tốt nhất cho chúng. Có rất nhiều điều con bạn cần phải học và trải nghiệm để có được một cuộc sống thành công về sau, trong đó điều quan trọng chính là nghe lời cha mẹ.


Theo PN

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Con "ngoan" liệu có phải điều đáng mừng? (7/10)
 'Bí kíp' làm cha (7/10)
 Giúp trẻ thích nghi nhanh với môi trường mới (6/10)
 Làm thế nào để bé không có tính “Ki bo” (6/10)
 Quyền lực con trẻ (6/10)
 5 lỗi dạy con mà cha mẹ hay mắc (5/10)
 Ngăn chặn trẻ đánh nhau (5/10)
 Tại sao trẻ cần một bàn học riêng phù hợp? (5/10)
 Giúp con ngăn nắp và khỏi bệnh hay quên - Phần cuối (4/10)
 Tính cách bé qua cách chơi búp bê (4/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i