"Nuôi con khỏe, dạy con ngoan" là niềm tự hào của rất nhiều bậc phụ huynh. Vậy thế nào là một đứa trẻ ngoan?
Ảnh: sưu tầm
Trẻ nhỏ luôn gắn liền với rất nhiều rắc rối, nhất là khi bé đến tuổi ham khám phá, chạy nhảy. Sẽ có những lúc trẻ làm cho bố mẹ phải "điên đầu" vì những trò nghịch phá hoặc là quấy khóc của chúng.
Có một số cha mẹ tự hào khoe rằng con của họ rất ngoan. Những đứa trẻ này thường không có biểu hiện quấy khóc hoặc khó bảo, do đó bố mẹ sẽ không phải lo lắng nhiều mà có thể rảnh rỗi để làm các công việc riêng của mình hơn. Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn đã là tốt!
Theo một số nhà nghiên cứu, thì khả năng phát triển trí tuệ của những đứa trẻ "ngoan" lại thấp hơn so với các bé "hư". Điều này thực ra rất dễ hiểu. Những bé "hư" thường ham hoạt động, khám phá, do đó có nhiều cơ hội tiếp xúc với các kích thích bên ngoài để nâng cao năng lực trí tuệ, nhận thức của bản thân. Khi được giao lưu nhiều với mọi người và cuộc sống xung quanh, bé sẽ tự tích lũy được một vốn sống vô cùng đáng quý mà chưa chắc những bài học lý thuyết đã có thể mang lại.
Ngược lại, các bé ngoan ngoãn thường có những biểu hiện lãnh đạm với thế giới bên ngoài, ít có sự tò mò và cũng ít có nhu cầu giao tiếp xã hội. Từ đó, bé sẽ không có cơ hội để phát triển một cách toàn diện trí tuệ của mình. Thậm chí, nếu kéo dài tình trạng này bé sẽ kém hoạt bát, thông minh hơn những đứa trẻ lanh lợi khác.
Chính vì vậy, cha mẹ không nên vội vui mừng khi con mình thuộc dạng "ngoan ngoãn". Dù bận bịu đến mấy cũng đừng quên dành thời gian cho bé yêu của mình:
Hãy tạo điều kiện cho bé mở rộng khả năng nhận thức: đưa bé ra ngoài chơi, giao tiếp với bạn bè, họ hàng...
Trò chuyện cùng con, hỏi bé về những điều quen thuộc hàng ngày.
Cùng chơi với bé, khuyến khích bé chơi những trò có tính chất sáng tạo như xếp gỗ, lắp ráp mô hình... Hoặc chơi trò chơi đóng vai (bé đóng vai chú bộ đội, công an, cô giáo...)
Theo Bibi.vn