Tâm lý
   Làm thế nào để bé không có tính “Ki bo”
 

Không chia sẻ đồ chơi với bé hai tuổi là điều hoàn toàn bình thường.


Bạn chắc cũng đồng ý với tôi rằng : ngay đối với người lớn, chia sẻ mọi thứ quả không phải lúc nào cũng dễ dàng (Ví dụ bạn không nhiệt tình cho hàng xóm của mình mượn chiếc xe máy mới bạn vừa mua...).


Bé hai - ba tuổi khi có một thứ đồ chơi thường coi đó là tài sản lớn lao của riêng mình. Niềm vui được sở hữu con búp bê hay chú siêu nhân lớn hơn việc chia sẻ món đồ chơi đó cho người khác. Bé sẵn sàng khoe bạn đồ chơi, cho bạn nhìn, thậm chí sờ vào đồ chơi của mình nhưng bé vẫn không rời tay khỏi thứ đồ chơi đó.


Không chia sẻ đồ chơi với bé hai tuổi là điều hoàn toàn bình thường. Bạn cần nhẹ nhàng nói với con: " Con không cho bạn chơi con búp bê của con là điều không hay đâu. Lần sau, con hãy cho bạn chơi cùng nhé". Bé sẽ hiểu rằng việc làm của bé đã làm mẹ không vui. Bạn cần tránh la mắng, đôi co với bé. "Con hư thế! Mẹ có dậy con ki bo thế đâu! Mày đúng là thần giữ của,...". Những lời nói như thế chỉ làm bé rối trí.


Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet


Hành động của bạn hiệu quả hơn những gì bạn nói nhiều.
Bạn hãy cho con thấy chia sẻ là việc bé thường thấy ở cha mẹ, những người thân quanh bé. Khi cùng ăn quýt với con, bạn có thể nói: "Ôi! Quýt ngọt quá! Mẹ con mình phần bố một quả nhé! "... Hai mẹ con vào siêu thị. Bạn có thể mua cho bé một chiếc kẹo mút bé thích. Bạn hãy nói với con "Đúng loại kẹo con thích rồi nhé! Thế mẹ con mình mua biếu bà nội bánh gì con nhỉ?"...Những mong muốn, nhu cầu của người khác dần dần được bé quan tâm, chia sẻ. Khi bé cho các bạn cùng chơi con búp bê mới, bạn nên khen bé kịp thời. "Mẹ rất vui khi con cùng chơi búp bê với bạn".


Tuy nhiên bạn cũng nên "đồng tình" với bé khi bé muốn có thứ đồ chơi bé yêu thích chỉ để dành riêng cho bé. Ví dụ bọn trẻ hàng xóm sang chơi. Bé đặc biệt thích con mèo máy ông ngoại vừa tặng bé nhân dịp sinh nhật, bạn có thể "đồng tình"với bé khi bé cất nó đi. Bạn hãy nói với con: " Được rồi, đây là đồ chơi đặc biệt, con có thể cất đi. Còn tất cả các đồ chơi khác hai bạn cùng chơi chung nhé!".


Bạn hãy tạo điều kiện kiện giúp con học cách chia sẻ đồ chơi với bạn bè. Lúc đầu bạn nên chơi cùng với chúng. Sau đó bạn để chúng chơi cùng nhau. Có thể sẽ có những cuộc tranh giành đồ chơi xảy ra, đó cũng là chuyện bình thường. Bạn đừng can thiệp vào. Bé của bạn sẽ tự dàn xếp ổn thoả khi bé nhận thấy nếu bé cư xử không tốt, các bạn sẽ không chơi với bé nữa.


Bạn chớ nóng vội và đừng trừng phạt bé mà tốt hơn, hãy tạo ra môi trường cho bé học cách chia sẻ.


Theo Bibi.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Quyền lực con trẻ (6/10)
 5 lỗi dạy con mà cha mẹ hay mắc (5/10)
 Ngăn chặn trẻ đánh nhau (5/10)
 Tại sao trẻ cần một bàn học riêng phù hợp? (5/10)
 Giúp con ngăn nắp và khỏi bệnh hay quên - Phần cuối (4/10)
 Tính cách bé qua cách chơi búp bê (4/10)
 Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí thông minh (4/10)
 8 chiêu khiến con trẻ vâng lời 'răm rắp' (3/10)
 Tạo dựng nền tảng sáng tạo cho con (3/10)
 4 tuyệt chiêu giúp bé đuổi… ma (3/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i