Tâm lý
   Những cách giúp bé khéo léo hơn
 

Thấy Bống lăng xăng muốn giúp mẹ làm bánh, chị Hòa xua tay: "Thôi, con đừng đụng vào, không lại vương hết bột ra sàn mất". "Này, con tránh xa con dao ra kẻo đứt tay bây giờ", chị lại nói khi thấy con muốn gọt cà rốt.


Thay vì "làm hộ" tất cả mọi việc cho những đứa con vụng về, các bậc cha mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn và khuyến khích con. Phần lớn những đứa trẻ lóng ngóng, vụng về là quý tử được chăm sóc quá mức. Những "cậu ấm cô chiêu" này suốt ngày nghe cha mẹ nhắc "Đừng trèo lên đó, cưng, con sẽ ngã đấy", "đừng đụng vào đó con yêu, nó sẽ làm con đau", "con đừng làm cái này", "con không được sờ vào cái kia". Rốt cuộc, chúng chẳng biết bản thân mình có thể làm được việc gì và đến mức nào.


Để giúp con trở nên khéo léo hơn, bạn có thể làm theo những lời khuyên sau đây:


Kiên nhẫn: Khi thấy con vụng về, chậm chạp, làm vỡ cốc khi rót nước hay lúng túng buộc dây giày đến nửa tiếng chưa xong, các bà mẹ thường bực mình, chỉ muốn làm hộ chúng để đỡ mất thời gian. Nhưng thực ra họ không nên làm như vậy. Đứa trẻ cần có thời gian để tập làm mọi thứ cho quen. Bạn cần khuyến khích con tự làm mọi việc.


Tập luyện hằng ngày: Bạn có hàng nghìn cách để bé vừa học vừa chơi mà vẫn đạt được mục đích. Hãy để cho bé tự xúc cơm, rót nước hay nhờ con cùng trải giường với bạn, để bé giúp mẹ mở gói bánh hay xếp gọn các hộp giấy... Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng ngạc nhiên ở con.


Tập cho trẻ thói quen quan sát:
Nhiều khi, bạn không nhất thiết bắt trẻ lặp đi lặp lại một việc. Các mẹ có thể khuyến khích bé quan sát mọi thứ trước khi bắt tay vào việc, kiểu như: "Con thấy không, để gần bát lại sẽ đỡ vung vãi hơn", "con đứng lên cái ghế này sẽ lấy nó dễ hơn"... Cách làm này sẽ tạo cho bé thói quen suy nghĩ và tưởng tượng kết quả trước mỗi việc làm.


Cùng làm các đồ thủ công với bé: Các hoạt động chân tay này thực sự có ích không những đối với trẻ em vụng về mà với tất cả các bé nói chung. Vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét hay gấp đồ chơi từ giấy đều là những hoạt động khiến trẻ trở nên khéo léo, cẩn thận và kiên nhẫn hơn.


Chơi thể thao: Đây là sự khởi đầu rất tốt với con bạn. Bởi vì, mọi môn thể thao đều đòi hỏi sự phối hợp giữa các động tác và sự tập trung. Để đá bóng vào gôn hay vật ngã được đối thủ, bé cần suy nghĩ và lựa chọn động tác phù hợp nhất.


Để bé thư giãn:
Bé cũng rất cần những giây phút thư giãn. Con bạn sẽ khỏe mạnh, khéo léo hơn nhiều nếu bạn hướng dẫn con nghỉ ngơi hợp lý


Nguồn: Nhân Dân/VnExpress

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hãy coi con trẻ là “đối tác”!!! (13/10)
 Uốn nắn những thói hư của trẻ (12/10)
 Giúp trẻ an toàn khi ra ngoài (12/10)
 Ai đời bố mẹ lại "thua con và sợ con"! (12/10)
 Dạy con làm việc nhà: Đừng coi là chuyện nhỏ (11/10)
 5 kỹ năng con cần phải học – Phần 1 (11/10)
 Cần xử lý tinh tế trước hành vi ăn cắp của trẻ nhỏ (11/10)
 “Xem bói” cho bé qua tranh vẽ (10/10)
 Dạy bé học chữ từ thuở sơ sinh (10/10)
 Dạy con vị tha hay chính là để con thua thiệt? (10/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i